• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • » Giới thiệu
    • » Chức năng
    • » Mục tiêu hoạt động
    • » Nhiệm vụ
    • » Quan hệ hợp tác
    • » Tổ chức
  • Dự án
    • » Cung cấp chuyên gia MT
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Quan trắc môi trường
    • » Quy hoạch, Đề án BVMT, QCVN
    • » Đánh giá môi trường chiến lược
    • » Đánh giá tác động môi trường
  • Văn bản luật
    • » Luật
    • » Nghị định
    • » Thông tư
    • » Quyết định
    • » Quy chuẩn
    • » Thông báo
  • Đào tạo-Hợp tác
    • » Hợp tác quốc tế
    • » Đào tạo
  • Khoa học - Công nghệ
    • » Báo cáo khoa học
    • » Khoa học - Công nghệ
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Hội thảo khoa học
  • Tin tức
    • » Tin VESDEC
    • » Viện trưởng
    • » Trụ sở chính
    • » Tin tuyển dụng
  • Tin môi trường
    • » Biến đổi khí hậu
    • » Bảo tồn đa dạng sinh học
    • » Nhãn sinh thái
  • Thời tiết
  • Liên hệ
 
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image

mua lan su rong

•TIN TỨC

  • Tin VESDEC
  • Viện trưởng
  • Trụ sở chính
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • VP phía Bắc
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • Tin tuyển dụng

•GIỚI THIỆU

  • Giới thiệu
  • Chức năng
  • Mục tiêu hoạt động
  • Nhiệm vụ
  • Quan hệ hợp tác
  • Tổ chức
    • Ban điều hành
    • Cơ chế hoạt động
    • Cơ cấu tổ chức

•TIN MỚI NHẤT

  • Kết quả hoạt động Khoa học-Công nghệ năm 2021 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC) Kết quả hoạt động Khoa học-Công nghệ năm 2021 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC)
  • Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Tóm tắt các vấn đề môi trường tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các tài liệu mới nhất Tóm tắt các vấn đề môi trường tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các tài liệu mới nhất
  • Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050
  • Cơ sở khoa học lồng ghép đánh giá rủi ro Biến đổi khí hậu vào quá trình Đánh giá tác động môi trường Cơ sở khoa học lồng ghép đánh giá rủi ro Biến đổi khí hậu vào quá trình Đánh giá tác động môi trường

Trang chủ » Tin môi trường » Bảo tồn đa dạng sinh học

ĐBQH thảo luận về chỉ số giám sát trong thực thi pháp luật bảo vệ động vật hoang dã

Ngày 3/3 tại rừng Cúc Phương tỉnh Ninh Bình, 40 đại biểu Quốc hội và các thành viên của Văn phòng Quốc hội từ các tỉnh, thành phố, Văn phòng quốc hội và các ban ngành liên quan đã tham dự hội thảo “Nâng cao hiệu quả giám sát thực thi pháp luật bảo vệ động vật hoang dã” và thảo luận các chỉ số giám sát nhằm nâng cao hoạt động giám sát.
Ông Lê Bộ Lĩnh- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khai mạc hội thảo

Trong vài thập kỷ trở lại đây, sự gia tăng của tình trạng buôn bán trái pháp luật xuyên biên giới các loài động vật hoang dã (ĐVHD), đã ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, an ninh quốc gia, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đe doạ mất cân bằng sinh thái và có nguy cơ đẩy nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm đến bờ tuyệt chủng.

Mặc dù các cơ quan chức năng của Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để ngăn chặn và đấu tranh với vấn nạn này nhưng cho tới nay, Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng lớn của các hoạt động trung chuyển, tiêu thụ và buôn bán trái pháp luật mẫu vật của loài nguy cấp, quý, hiếm lớn do nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ thông thương giữa ASEAN, Nam Mỹ, Châu Phi với các thị trường tiêu thụ tại Châu Á và các khu vực khác trên thế giới. Một điều đáng lưu ý là trên thực tế tỉ lệ xử lý vi phạm, truy tố hình sự thành công các vụ vi phạm liên quan đến ĐVHD còn ở mức khá thấp.
 


Ông Nguyễn Duy Giảng- Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế và chức vụ phát biểu tại hội thảo

Hiện nay, Chính phủ đã sử dụng các bộ chỉ số như PAPI – chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, PCI – chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, CPI – chỉ số giá tiêu dùng, PMI – chỉ số quản lý mua hàng đo lường hoạt động của ngành sản xuất của quốc gia.... Trong trong lĩnh vực thực thi pháp luật chống tội phạm về ĐVHD, yêu cầu đặt ra là xây dựng được các chỉ số giám sát hữu hiệu.

Ông Lê Bộ Lĩnh- Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội cho biết: “Chỉ nhìn vào con số các vụ bắt giữ hay số lượng bắt giữ là chưa đủ. Thực thi pháp luật đạt được hiệu quả khi thể hiện được sự tôn nghiêm của pháp luật thông qua các hình phạt đủ sức răn đe như phạt tù, phạt tiền, tịch thu tài sản… Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành,  muốn đấu tranh chống loại các loại hình buôn bán trái phép ĐVHD, chúng ta cần nâng cao chất lượng giám sát thực thi pháp luật thông qua các con số nói lên chất lượng thực sự của công tác thực thi.”
 


Toàn cảnh hội thảo

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận sự cần thiết phải tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ ĐVHD, một số chỉ số được đề xuất như chỉ số đo lường xu hướng tăng giảm của tội phạm, tỷ lệ trấn áp tội phạm (giữa các vụ việc đã được xử lý xong và số vụ việc được phát hiện), tỷ lệ loại hình tội phạm (giữa các loại hình tội phạm liên quan đến ĐVHD như: săn bắn, nuôi nhốt, giết, vận chuyển, buôn bán…), tỷ lệ phát hiện và xử lý các đối tượng là chủ buôn có vai trò chủ chốt trong đường dây buôn bán ĐVHD.
 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Cùng với việc giám sát tổng thể thực thi pháp luật, việc xây dựng được bộ chỉ số có ý nghĩa là một đóng góp nâng cao hoạt động giám sát của các cơ quan thực thi pháp luật và của của các đại biểu Quốc hội, bên cạnh việc xây dựng sổ tay hoạt động giám sát của Quốc hội đã được bắt đầu từ năm 2016.

 

 

 

Nguồn tin: www.baotainguyenmoitruong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Nghệ An quyết tâm bảo vệ voi rừng (04/08/2019)
  • Hi vọng mới trong chiến dịch chống buôn bán động vật hoang dã (07/03/2017)

Những tin cũ hơn

  • Cù Lao Chàm: Nghiêm cấm đánh bắt cua đá đến tháng 9/2019 (06/03/2017)
  • Bản đồ phân bố Cây Di sản Việt Nam tính đến tháng 2/2017 (03/03/2017)
  • Sếu đầu đỏ về lại đồng cỏ bàng Phú Mỹ (01/03/2017)
  • ​Hơn 500 tỷ đồng để bảo tồn đa dạng sinh học ở Lâm Đồng (28/02/2017)
  • 50% các loài sẽ biến mất khỏi Trái đất? (28/02/2017)
  • Dự án NBDS: Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học (28/10/2014)
  • UNDP: Đa dạng sinh học là tài sản vô giá của loài người (21/10/2014)
  • Một số sinh vật ngoại lai xâm hại tại Việt Nam (13/10/2014)
  • Những ảnh hưởng của suy giảm đa dạng sinh học (13/05/2014)
 

•HỖ TRỢ

VIỆN TRƯỞNG
Name: PGS.TS. Lê Trình
Phone: 0982619336

TP. HỒ CHÍ MINH
Name: 179 Bạch Đằng, P.2, Quận Tân Bình
Phone: 028.38489284 (Ext: 4)

HÀ NỘI
Name: B19, Lô 9, Khu đô thị mới Định Công, Quận Hoàng Mai
Phone: 0982619336

•BẢO TỒN TÊ GIÁC

ENV

•THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 8

Hôm nayHôm nay : 278

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 5760

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7087589

Xem thống kê truy cập
   Power by  © Copyright 2010.  All rights reserved Contact us