• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • » Giới thiệu
    • » Chức năng
    • » Mục tiêu hoạt động
    • » Nhiệm vụ
    • » Quan hệ hợp tác
    • » Tổ chức
  • Dự án
    • » Cung cấp chuyên gia MT
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Quan trắc môi trường
    • » Quy hoạch, Đề án BVMT, QCVN
    • » Đánh giá môi trường chiến lược
    • » Đánh giá tác động môi trường
  • Văn bản luật
    • » Luật
    • » Nghị định
    • » Thông tư
    • » Quyết định
    • » Quy chuẩn
    • » Thông báo
  • Đào tạo-Hợp tác
    • » Hợp tác quốc tế
    • » Đào tạo
  • Khoa học - Công nghệ
    • » Báo cáo khoa học
    • » Khoa học - Công nghệ
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Hội thảo khoa học
  • Tin tức
    • » Tin VESDEC
    • » Viện trưởng
    • » Trụ sở chính
    • » Tin tuyển dụng
  • Tin môi trường
    • » Biến đổi khí hậu
    • » Bảo tồn đa dạng sinh học
    • » Nhãn sinh thái
  • Thời tiết
  • Liên hệ
 
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image

❄

mua lan su rong

•TIN TỨC

  • Tin VESDEC
  • Viện trưởng
  • Trụ sở chính
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • VP phía Bắc
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • Tin tuyển dụng

•GIỚI THIỆU

  • Giới thiệu
  • Chức năng
  • Mục tiêu hoạt động
  • Nhiệm vụ
  • Quan hệ hợp tác
  • Tổ chức
    • Ban điều hành
    • Cơ chế hoạt động
    • Cơ cấu tổ chức

•TIN MỚI NHẤT

  • Tóm tắt Kết quả hoạt động Khoa học - Công nghệ về Môi trường năm 2022 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC Tóm tắt Kết quả hoạt động Khoa học - Công nghệ về Môi trường năm 2022 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC
  • Tác động của nước biển dâng, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến đến năm 2050 và các giải pháp ứng phó Tác động của nước biển dâng, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến đến năm 2050 và các giải pháp ứng phó
  • Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050

Trang chủ » Tin môi trường » Tin trong nước

Biển xâm thực, "nuốt" dần rừng phòng hộ Tiền Giang

Rừng phòng hộ ven biển Gò Công, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang có diện tích trên 700ha là tấm lá chắn vững chắc trong việc bảo vệ đê điều, bảo vệ sản xuất và đời sống của hàng chục ngàn hộ dân sống dọc tuyến bờ biển dài trên 20km thuộc các xã Tân Thành, Tân Điền, Vàm Láng, Kiểng Phước, Gia Thuận của huyện Gò Công Đông. 
Tuy nhiên, gần đây, biển đang xâm thực mạnh và “nuốt” dần rừng phòng hộ, đe dọa an toàn đê, khiến môi trường và cảnh quan thay đổi, gây lo ngại sâu sắc đến cuộc sống của người dân dọc duyên hải Gò Công. 

Xâm thực và tốc độ mất rừng phòng hộ trên toàn tuyến mỗi năm thêm gay gắt đặc biệt là trong mùa khô 2014. Thời điểm mùa khô 2014, ở ven biển Gò Công cũng trùng với mùa gió chướng thổi mạnh nên tốc độ xâm thực của biển khiến đai rừng ngoài đê đã mỏng lại ngày càng càng mỏng hơn. Nhiều nơi không thể chống chọi được với sóng biển và gió biển thổi mạnh, rừng phòng hộ đã bị biển “nuốt” trọn. 

Theo ông Lê Đức Phong, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều và rừng phòng hộ (Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão) tỉnh Tiền Giang, chỉ trong bốn tháng mùa khô 2013-2014 (tháng 11/2013 đến 2/2014), trên toàn tuyến bờ biển Gò Công đã xuất hiện thêm nhiều điểm xâm thực mạnh khiến rừng không còn hoặc còn nhưng chỉ có chiều dày đai rừng vài chục mét trở lại, không còn khả năng bảo vệ đê biển và sẽ nhanh chóng bị tàn phá, biến mất trong một thời gian ngắn nữa.

Các điểm rừng phòng hộ bị mất tập trung trên địa bàn xã Tân Điền (Gò Công Đông) với hàng chục điểm. Trong bốn tháng qua, nơi nhiều nhất mất 10m và nơi ít nhất cũng mất 4-5m độ dày đai rừng.

Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang cho biết trước tình hình rừng phòng hộ ven biển Gò Công bị biển xâm thực, tấn công mạnh, Tiền Giang đã triển khai các công tác khẩn cấp trước mắt như tuyên truyền về công tác trồng rừng và bảo vệ rừng; tăng cường tuần tra kiểm soát và xử lý những hành vi xâm hại rừng, xâm hại đê biển; đầu tư kinh phí kè mái đê bằng giải pháp “bêtông tự chèn”... do tiến sĩ Phan Đức Tác đưa ra.

Tính đến thời điểm hiện nay, Tiền Giang đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng kè mái đê biển theo phương pháp “bêtông tự chèn” để bảo vệ đoạn đê xung yếu dài trên 3.500m thuộc xã Tân Điền đã bị mất trắng đai rừng phòng hộ. 

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục đầu tư kè mái đê bằng giải pháp trên thêm 2.000m ở đoạn rừng bị xâm thực mạnh mẽ đe dọa tiếp tục bị mất trắng kể trên. Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp tạm thời. Trong tương lai, cần có những giải pháp để đối phó với tình trạng biển “nuốt” dần rừng phòng hộ, khôi phục rừng, trồng rừng gắn với chiến lược tổng thể phòng chống biến đổi khí hậu không chỉ cho riêng Tiền Giang mà cả vùng ven biển Nam Bộ./.

Tác giả bài viết: -

Nguồn tin: Theo TTXVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Lễ mít tinh Quốc gia hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2014 tổ chức tại Lai Châu (19/03/2014)
  • Tăng trưởng xanh: Kinh nghiệm của Nhật Bản và thách thức của Việt Nam (19/03/2014)
  • Điều chỉnh Quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong (19/03/2014)
  • Xét đạt chuẩn nông thôn mới phải công khai, minh bạch (19/03/2014)
  • Những nhiệm vụ chủ yếu trong Chiến lược Tăng trưởng xanh của Việt Nam (18/03/2014)
  • Tập huấn nghiệp vụ giảng viên về BVMT trong kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (18/03/2014)
  • Xử lý rác bằng chế phẩm vi sinh AT-YTB: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường (18/03/2014)
  • Khó khăn trong công tác quản lý nuôi động vật hoang dã ở Cà Mau (18/03/2014)
  • TP HCM phát động Chiến dịch Giờ Trái đất Xanh 2014 (18/03/2014)
  • Thanh Hóa phát hiện loài mang bị coi là đã tuyệt chủng (10/03/2014)

Những tin cũ hơn

  • Cảnh báo cháy rừng cấp 5 trên đảo Phú Quốc (10/03/2014)
  • Xây dựng thành phố Quảng Ngãi xanh - sạch - đẹp, đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2015 (07/03/2014)
  • Đà Nẵng: Thả động vật hoang dã về rừng (07/03/2014)
  • Dồn sức dập "giặc lửa" ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên (07/03/2014)
  • Bắc Kạn: Quản lý khoan nước dưới đất còn lỏng lẻo (07/03/2014)
  • UNEP kêu gọi bầu chọn chủ đề Ngày Môi trường thế giới 2014 (05/03/2014)
  • Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khảo sát tuyến đê biển tại Trà Vinh, Sóc Trăng (05/03/2014)
  • TP Hồ Chí Minh xây nhà máy xử lý nửa triệu khối nước thải/ngày (05/03/2014)
  • Ô nhiễm nước mặt vùng Đông Nam bộ và một số giải pháp cải thiện, bảo vệ nguồn nước (05/03/2014)
 

•HỖ TRỢ

VIỆN TRƯỞNG
Name: PGS.TS. Lê Trình
Phone: 0982619336

TP. HỒ CHÍ MINH
Name: 179 Bạch Đằng, P.2, Quận Tân Bình
Phone: 028.38489284 (Ext: 4)

HÀ NỘI
Name: B19, Lô 9, Khu đô thị mới Định Công, Quận Hoàng Mai
Phone: 0982619336

•BẢO TỒN TÊ GIÁC

ENV

•THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 11

Hôm nayHôm nay : 300

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 5746

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7290269

Xem thống kê truy cập
   Power by  © Copyright 2010.  All rights reserved Contact us