• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • » Giới thiệu
    • » Chức năng
    • » Mục tiêu hoạt động
    • » Nhiệm vụ
    • » Quan hệ hợp tác
    • » Tổ chức
  • Dự án
    • » Cung cấp chuyên gia MT
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Quan trắc môi trường
    • » Quy hoạch, Đề án BVMT, QCVN
    • » Đánh giá môi trường chiến lược
    • » Đánh giá tác động môi trường
  • Văn bản luật
    • » Luật
    • » Nghị định
    • » Thông tư
    • » Quyết định
    • » Quy chuẩn
    • » Thông báo
  • Đào tạo-Hợp tác
    • » Hợp tác quốc tế
    • » Đào tạo
  • Khoa học - Công nghệ
    • » Báo cáo khoa học
    • » Khoa học - Công nghệ
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Hội thảo khoa học
  • Tin tức
    • » Tin VESDEC
    • » Viện trưởng
    • » Trụ sở chính
    • » Tin tuyển dụng
  • Tin môi trường
    • » Biến đổi khí hậu
    • » Bảo tồn đa dạng sinh học
    • » Nhãn sinh thái
  • Thời tiết
  • Liên hệ
 
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image

mua lan su rong

•TIN TỨC

  • Tin VESDEC
  • Viện trưởng
  • Trụ sở chính
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • VP phía Bắc
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • Tin tuyển dụng

•GIỚI THIỆU

  • Giới thiệu
  • Chức năng
  • Mục tiêu hoạt động
  • Nhiệm vụ
  • Quan hệ hợp tác
  • Tổ chức
    • Ban điều hành
    • Cơ chế hoạt động
    • Cơ cấu tổ chức

•TIN MỚI NHẤT

  • Kết quả hoạt động Khoa học-Công nghệ năm 2021 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC) Kết quả hoạt động Khoa học-Công nghệ năm 2021 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC)
  • Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Tóm tắt các vấn đề môi trường tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các tài liệu mới nhất Tóm tắt các vấn đề môi trường tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các tài liệu mới nhất
  • Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050
  • Cơ sở khoa học lồng ghép đánh giá rủi ro Biến đổi khí hậu vào quá trình Đánh giá tác động môi trường Cơ sở khoa học lồng ghép đánh giá rủi ro Biến đổi khí hậu vào quá trình Đánh giá tác động môi trường

Trang chủ » Tin môi trường » Tin trong nước

Chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông và rạch Tây Ninh ngày càng được cải thiện

Do thực hiện tốt các biện pháp quản lý về môi trường nên chất lượng nguồn nước trên sông Vàm Cỏ Đông và rạch Tây Ninh hiện đã được cải thiện rõ rệt.
Riêng nguồn nước sông Sài Gòn ghi nhận có chất lượng tốt vào các đợt quan trắc 2011-2013, do nguồn nước mặt từ đập hồ Dầu Tiếng thường xuyên bổ sung vào. Hiện nước sông Sài Gòn đã đạt mục đích sử dụng cho sinh hoạt (theo chỉ số WQI) và đang được sử dụng làm nước cấp cho thành phố Hồ Chí Minh. 

  Theo kết quả quan trắc hàng ngày của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh vào cao điểm mùa khô tại 5 địa điểm: Cầu Bến Sỏi, Cầu Gò Chai (trên sông Vàm Cỏ Đông) Cầu Bến Dầu, Cầu Gió, Cầu Thái Hòa (Trên rạch Tây Ninh) cho thấy, giá trị pH tại các điểm trên giao động từ 6,2 - 6,62 mmg/lít; nhu cầu oxy hóa học COD giao động từ 11-15 mmg/lít, (giá trị COD cao nhất cho phép là 15 mmg/lít). Hàm lượng oxy hòa tan trong nước DO   giao động từ 1,22 - 2,39 mmg/lít, chỉ đạt loại B theo quy chuẩn Việt    Nam   do lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông còn phát triển nhiều, gây cản trở quá trình hòa tan lượng oxy vào nước; đồng thời, cây lục bình cũng lấy đi một lượng oxy khá lớn trong nước trong quá trình hô hấp. 

  Theo ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, hiện toàn tỉnh có 74 nhà máy chế biến tinh bột khoai mì (sắn) và 27 cơ sở chế biến mủ cao su với tổng công suất đạt 3 triệu tấn củ khoai mì tươi và 175.000 tấn mủ quy khô trên một năm. Tuy lĩnh vực này đã đóng góp một phần lớn cho ngân sách nhà nước, đồng thời tiêu thụ nguồn nguyên liệu ổn định cho người nông dân nhưng cũng là nguồn gây nhiều ô nhiễm, làm suy giảm chất lượng nguồn nước sông, suối trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua.  

  Để giải quyết vấn đề này, từng bước cải thiện môi trường nước trên các con sông, rạch nhất là trên các con sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, rạch Tây Ninh ở lưu vực đầu nguồn thuộc hệ thống sông Đồng Nai, năm 2008 tỉnh Tây Ninh đã xây dựng lộ trình xử lý triệt để nguồn nước thải công nghiệp theo  đề án “Bảo vệ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020" của Thủ tướng Chính phủ    phê duyệt vào ngày 3/2/2007. Theo đó, đến cuối tháng 6/2014 nguồn nước thải từ các cơ sở chế biến trong tỉnh phải đạt tiêu chuẩn loại A mới được xả ra môi trường. Đồng thời, tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phạt nặng đối với các trường hợp lén lút xả nước thải xử lý chưa đạt chuẩn ra sông, suối và môi trường xung quanh. 

  Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Tây Ninh, tính đến ngày 27/3 trong tổng số 74 cơ sở chế biến tinh bột khoai mì trong tỉnh đã có 59 cơ sở đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí biogas; trong đó, 12 cơ sở đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải sau biogas đạt loại A, 44 cơ sở đang xây dựng chưa hoàn chỉnh, còn lại 18 cơ sở có khả năng sẽ bị đóng cửa do không xây dựng hệ thống xử lý nước thải kịp thời. Riêng 27 cơ sở chế biến cao su có 22 cơ sở đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý đạt loại B theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, 5 cơ sở còn lại đang tạm ngưng hoạt động.  

  Tổng chi phí đầu tư để xử lý nước thải của các nhà máy chế biến tại Tây Ninh trong thời gian qua lên đến hàng trăm tỷ đồng.  

Tác giả bài viết: -

Nguồn tin: (Theo monre)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Đồng Tháp: 6 điểm rừng có nguy cơ cháy cực nguy hiểm (07/04/2014)
  • Đồng Tháp: Hạn chế sản xuất gạch nung gây ô nhiễm môi trường (07/04/2014)
  • Bắt quả tang tầu đổ bùn thải xuống vịnh Hạ Long (07/04/2014)
  • Tiền Giang: Kiên quyết xử lý tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Tiền (07/04/2014)
  • Thủy điện Tả Trạch sẽ vận hành từ 30/4/2014 (04/04/2014)
  • Hợp tác xuyên biên giới bảo vệ lưu vực sông (04/04/2014)
  • Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước (04/04/2014)
  • TP.HCM trồng 1 triệu cây xanh (04/04/2014)
  • Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên môi trường (04/04/2014)
  • Sóc Trăng cần xử lý nghiêm và dừng hoạt động đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường Tấn Nhất Phương (01/04/2014)

Những tin cũ hơn

  • 34 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu (31/03/2014)
  • Cần Thơ xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 3 xã nông thôn (31/03/2014)
  • Trà Vinh Thả gần 1,1 tấn cá giống ra môi trường tự nhiên (31/03/2014)
  • Hoằng Hóa - Thanh Hóa: Dân “kêu” 10 năm, lò gạch vẫn… nhả khói (31/03/2014)
  • KCN Sông Công I - Thái Nguyên: Dân bức xúc vì ô nhiễm (31/03/2014)
  • “An ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mê Công” (31/03/2014)
  • Tăng cường năng lực thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (28/03/2014)
  • Diễn đàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải (3R) lần thứ V (28/03/2014)
  • Ngày Môi trường thế giới 2014: Hãy hành động để ngăn nước biển dâng (28/03/2014)
  • Quy hoạch sử dụng đất TP. Nha Trang: Hình thành trung tâm kinh tế ở Nam Trung Bộ (26/03/2014)
 

•HỖ TRỢ

VIỆN TRƯỞNG
Name: PGS.TS. Lê Trình
Phone: 0982619336

TP. HỒ CHÍ MINH
Name: 179 Bạch Đằng, P.2, Quận Tân Bình
Phone: 028.38489284 (Ext: 4)

HÀ NỘI
Name: B19, Lô 9, Khu đô thị mới Định Công, Quận Hoàng Mai
Phone: 0982619336

•BẢO TỒN TÊ GIÁC

ENV

•THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 8

Hôm nayHôm nay : 364

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 5846

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7087675

Xem thống kê truy cập
   Power by  © Copyright 2010.  All rights reserved Contact us