• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • » Giới thiệu
    • » Chức năng
    • » Mục tiêu hoạt động
    • » Nhiệm vụ
    • » Quan hệ hợp tác
    • » Tổ chức
  • Dự án
    • » Cung cấp chuyên gia MT
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Quan trắc môi trường
    • » Quy hoạch, Đề án BVMT, QCVN
    • » Đánh giá môi trường chiến lược
    • » Đánh giá tác động môi trường
  • Văn bản luật
    • » Luật
    • » Nghị định
    • » Thông tư
    • » Quyết định
    • » Quy chuẩn
    • » Thông báo
  • Đào tạo-Hợp tác
    • » Hợp tác quốc tế
    • » Đào tạo
  • Khoa học - Công nghệ
    • » Báo cáo khoa học
    • » Khoa học - Công nghệ
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Hội thảo khoa học
  • Tin tức
    • » Tin VESDEC
    • » Viện trưởng
    • » Trụ sở chính
    • » Tin tuyển dụng
  • Tin môi trường
    • » Biến đổi khí hậu
    • » Bảo tồn đa dạng sinh học
    • » Nhãn sinh thái
  • Thời tiết
  • Liên hệ
 
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image

mua lan su rong

•TIN TỨC

  • Tin VESDEC
  • Viện trưởng
  • Trụ sở chính
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • VP phía Bắc
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • Tin tuyển dụng

•GIỚI THIỆU

  • Giới thiệu
  • Chức năng
  • Mục tiêu hoạt động
  • Nhiệm vụ
  • Quan hệ hợp tác
  • Tổ chức
    • Ban điều hành
    • Cơ chế hoạt động
    • Cơ cấu tổ chức

•TIN MỚI NHẤT

  • Kết quả hoạt động Khoa học-Công nghệ năm 2021 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC) Kết quả hoạt động Khoa học-Công nghệ năm 2021 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC)
  • Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Tóm tắt các vấn đề môi trường tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các tài liệu mới nhất Tóm tắt các vấn đề môi trường tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các tài liệu mới nhất
  • Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050
  • Cơ sở khoa học lồng ghép đánh giá rủi ro Biến đổi khí hậu vào quá trình Đánh giá tác động môi trường Cơ sở khoa học lồng ghép đánh giá rủi ro Biến đổi khí hậu vào quá trình Đánh giá tác động môi trường

Trang chủ » Tin môi trường » Tin trong nước

Đại diện WB: Việt Nam cần tránh hy sinh môi trường cho phát triển kinh tế

WB sẽ tiếp tục hỗ trợ Bộ TN&MT trong tăng cường thể chế; nâng cao vai trò điều phối, chủ trì của Bộ TN&MT trong các lĩnh vực: quản lý tài nguyên, BVMT, ứng phó BĐKH. Việt Nam cần tránh tình trạng hy sinh môi trường cho phát triển kinh tế, không thể tăng trưởng bằng mọi giá… đó là khẳng định của bà Karin Kemper - Giám đốc cấp cao lĩnh vực tài nguyên và môi trường của Ngân hàng Thế giới (WB) trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà sáng 27/2 tại Hà Nội.


Bộ trưởng Trần Hồng Hà trao đổi với bà Karin Kemper - Giám đốc cấp cao lĩnh vực tài nguyên và môi trường của WB tại buổi tiếp và làm việc sáng 27/2.

Cùng dự buổi làm việc về phía WB có ông Ousmane Dione Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và các chuyên gia của WB. Về phía Bộ TN&MT có đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Hợp tác quốc tế; Tổng cục Môi trường; Tổng cục Quản lý đất đai; Cục Quản lý tài nguyên nước; Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu; Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Văn phòng Bộ.

Mở đầu buổi tiếp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà bày tỏ sự vui mừng được tiếp và làm việc với các chuyên gia của WB và đặc biệt là sự có mặt của bà Karin Kemper -  Giám đốc cấp cao lĩnh vực tài nguyên và môi trường của WB.
 

Đại diện WB khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quản lý tài nguyên, BVMT và ứng phó BĐKH

Trao đổi với bà Karin Kemper, Bộ trưởng cho biết, WB đã có sự hỗ trợ, hợp tác với Chính phủ Việt Nam và Bộ TN&MT từ giai đoạn đầu cho đến ngày hôm nay. Trong quá trình phát triển của Việt Nam, WB đã tạo nhiều sự đổi mới, nhiều sự đột phá, đặc biệt là trong lĩnh vực TN&MT. Bộ trưởng khẳng định, ngành TN&MT Việt Nam cũng sẽ có những chuyển biến tích cực, có tính đột phá trong thời gian sắp tới.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, trong thời gian gần đây, WB đã hỗ trợ, phối hợp với Bộ TNMT trong rất nhiều lĩnh vực của ngành tài nguyên và môi trường như: biến đổi khí hậu, môi trường, đất đai, quản lý tài nguyên nước. Có thể kể đến các dự án như: Dự án “Hỗ trợ Chương trình biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh”; Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long”; Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chuẩn bị sẵn sàng cho xây dựng thị trường Các-bon tại Việt Nam (VNPMR); Dự án hỗ trợ kỹ thuật về “Quản lý chất lượng không khí”; Dự án “Quản lý ô nhiễm các khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Đồng Nai, Nhuệ Đáy”; Dự án “Tăng cường quan hệ đối tác nhằm bảo vệ các loài nguy cấp có ý nghĩa toàn cầu tại Việt Nam”; Dự án “Tăng cường năng lực quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai; Dự án “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước sông Mê Công giai đoạn II”; Hợp phần Dự án “Tăng cường hệ thống dự báo thời tiết và cảnh báo sớm” (thuộc Dự án WB5)…
 

Quang cảnh buổi tiếp và làm việc sáng 27/2 tại trụ sở Bộ TN&MT

Kết quả đã góp phần quan trọng giúp Bộ TN&MT càng ngày càng nâng cao năng lực, làm tốt vai trò chỉ đạo, điều phối đối với ngành TN&MT. Bộ trưởng cho biết, ông mong muốn WB tiếp tục quan tâm hỗ trợ Bộ TN&MT triển khai các dự án lớn nhằm giải quyết các vấn đề từ hoàn thiện thể chế, chính sách đến tổ chức thực thi, điều phối quá trình thực hiện. Bộ trưởng đã nêu ra một số vấn đề lớn đang đặt ra đối với ngành TN&MT hiện nay như: quản lý tài nguyên nước; ô nhiễm môi trường; lồng ghép môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững; ứng phó với BĐKH…

Về nguyên tắc hợp tác, Bộ trưởng cho rằng hai bên sẽ cùng nhau xây dựng một cơ chế hợp tác để các dự án đều có thể được lượng hóa; ưu tiên các dự án có thể hoàn trả vốn vay sớm, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho Việt Nam. “Chính phủ Việt Nam đang rất quan tâm đến vấn đề nợ công, nên chúng tôi sẽ ưu tiên các dự án có hiệu quả và có khả năng hoàn trả vốn vay sớm. Tôi cho rằng các chuyên gia của WB và các chuyên gia của Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng các tiêu chí để lựa chọn được các dự án đầu tư đảm bảo lợi ích, hiệu quả…” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói. 

Phát biểu tại buổi làm việc, bà Karin Kemper ghi nhận các nỗ lực của Bộ TN&MT trong thời gian qua. Bà cũng đồng ý với các đề xuất tăng cường hợp tác mà Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu lên trong buổi làm việc.

Bà Giám đốc cấp cao lĩnh vực tài nguyên và môi trường của WB khẳng định sẽ chia sẻ các kinh nghiệm của các quốc gia trong việc lượng hóa các thiệt hại do ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên, từ đó chỉ rõ cho các nhà hoạch định chính sách ý  nghĩa, vai trò của công tác bảo vệ khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường…

Bà Karin Kemper khẳng định, WB sẽ xem xét hỗ trợ Bộ TN&MT trong các lĩnh vực như: Tăng cường thể chế; nâng cao vai trò điều phối, chủ trì của Bộ TN&MT trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước, ứng phó biến đổi khí hậu…  đồng thời cũng lưu ý Việt Nam cần tránh tình trạng hy sinh môi trường cho phát triển kinh tế, không thể tăng trưởng bằng mọi giá…

Nguồn tin: www.baotainguyenmoitruong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Cá chết bất thường trên sông Âm do ảnh hưởng của môi trường nước (02/03/2017)
  • Bộ TN&MT thông tin về kết quả kiểm tra, phân tích các vệt nước biển màu đỏ (02/03/2017)
  • Những sự kiện nổi bật về môi trường được tổ chức trong năm 2017 (03/03/2017)
  • 'Núi rác' ngập chung cư suốt Tết: Chủ đầu tư đã bị xử lý thế nào? (03/03/2017)
  • Khiếu kiện liên quan NM xử lý nước thải CEPT ở Bình Định: Yêu cầu kiểm điểm, xử lý cán bộ vi phạm (02/03/2017)
  • Kè đê biển Gành Hào và Nhà Mát ở Bạc Liêu tiếp tục bị sạt lở (02/03/2017)
  • Báo cáo tham vấn đối với DA thuỷ điện Pắc-Beng phải dự báo đầy đủ các mặt tác động (02/03/2017)
  • Microsoft hỗ trợ Bộ TN&MT phát triển CNTT (02/03/2017)
  • Quảng Trị: Bàn giải pháp khắc phục xâm thực bãi tắm Cửa Tùng (02/03/2017)
  • Như báo Điện tử TN&MT đã thông tin, hiện nay, đã có kết quả phân tích dải nước màu đỏ xuất hiện ở biển Chân Mây - Lăng Cô và vùng biển Thuận An. (28/02/2017)

Những tin cũ hơn

  • Khắc khoải… "đời rác" (27/02/2017)
  • Đông Triều - Quảng Ninh: Gây ô nhiễm, NM Gạch ngói Kim Sơn bị tạm dừng hoạt động (27/02/2017)
  • Khởi công dự án môi trường lớn nhất Đông Nam Á (09/11/2014)
  • Bảo vệ môi trường nguồn nước mặt (28/10/2014)
  • Xây dựng mô hình truyền thông phân loại chất thải rắn tại nguồn (22/09/2014)
  • Quy định quản lý chất thải phóng xạ bảo vệ môi trường (15/09/2014)
  • Tài nguyên sông Mekong đang suy giảm nghiêm trọng (24/06/2014)
  • Mất rừng, nhiệt độ toàn vùng Tây Nguyên ngày càng tăng cao (13/05/2014)
  • Bộ TN&MT: Giao lưu trực tuyến về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường (07/04/2014)
  • Tiền Giang: Kiên quyết xử lý tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Tiền (06/04/2014)
 

•HỖ TRỢ

VIỆN TRƯỞNG
Name: PGS.TS. Lê Trình
Phone: 0982619336

TP. HỒ CHÍ MINH
Name: 179 Bạch Đằng, P.2, Quận Tân Bình
Phone: 028.38489284 (Ext: 4)

HÀ NỘI
Name: B19, Lô 9, Khu đô thị mới Định Công, Quận Hoàng Mai
Phone: 0982619336

•BẢO TỒN TÊ GIÁC

ENV

•THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 12

Hôm nayHôm nay : 297

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 5779

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7087608

Xem thống kê truy cập
   Power by  © Copyright 2010.  All rights reserved Contact us