• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • » Giới thiệu
    • » Chức năng
    • » Mục tiêu hoạt động
    • » Nhiệm vụ
    • » Quan hệ hợp tác
    • » Tổ chức
  • Dự án
    • » Cung cấp chuyên gia MT
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Quan trắc môi trường
    • » Quy hoạch, Đề án BVMT, QCVN
    • » Đánh giá môi trường chiến lược
    • » Đánh giá tác động môi trường
  • Văn bản luật
    • » Luật
    • » Nghị định
    • » Thông tư
    • » Quyết định
    • » Quy chuẩn
    • » Thông báo
  • Đào tạo-Hợp tác
    • » Hợp tác quốc tế
    • » Đào tạo
  • Khoa học - Công nghệ
    • » Báo cáo khoa học
    • » Khoa học - Công nghệ
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Hội thảo khoa học
  • Tin tức
    • » Tin VESDEC
    • » Viện trưởng
    • » Trụ sở chính
    • » Tin tuyển dụng
  • Tin môi trường
    • » Biến đổi khí hậu
    • » Bảo tồn đa dạng sinh học
    • » Nhãn sinh thái
  • Thời tiết
  • Liên hệ
 
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image

mua lan su rong

•TIN TỨC

  • Tin VESDEC
  • Viện trưởng
  • Trụ sở chính
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • VP phía Bắc
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • Tin tuyển dụng

•GIỚI THIỆU

  • Giới thiệu
  • Chức năng
  • Mục tiêu hoạt động
  • Nhiệm vụ
  • Quan hệ hợp tác
  • Tổ chức
    • Ban điều hành
    • Cơ chế hoạt động
    • Cơ cấu tổ chức

•TIN MỚI NHẤT

  • Kết quả hoạt động Khoa học-Công nghệ năm 2021 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC) Kết quả hoạt động Khoa học-Công nghệ năm 2021 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC)
  • Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Tóm tắt các vấn đề môi trường tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các tài liệu mới nhất Tóm tắt các vấn đề môi trường tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các tài liệu mới nhất
  • Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050
  • Cơ sở khoa học lồng ghép đánh giá rủi ro Biến đổi khí hậu vào quá trình Đánh giá tác động môi trường Cơ sở khoa học lồng ghép đánh giá rủi ro Biến đổi khí hậu vào quá trình Đánh giá tác động môi trường

Trang chủ » Tin môi trường » Tin trong nước

Như báo Điện tử TN&MT đã thông tin, hiện nay, đã có kết quả phân tích dải nước màu đỏ xuất hiện ở biển Chân Mây - Lăng Cô và vùng biển Thuận An.

Như báo Điện tử TN&MT đã thông tin, hiện nay, đã có kết quả phân tích dải nước màu đỏ xuất hiện ở biển Chân Mây - Lăng Cô và vùng biển Thuận An.
Lấy mẫu nước tại các khu vực xuất hiện dải nước đỏ ở vùng biển Phú Lộc

Như báo Điện tử TN&MT đã thông tin, từ sáng ngày 22 đến ngày 23/2/2017, hiện tượng dải nước màu đỏ xuất hiện tại các khu vực biển Lăng Cô, cảng biển nước sâu Chân Mây và bờ biển Cảnh Dương, thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngay trong sáng 23/2, Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế khảo sát, lấy các mẫu nước biển tại vùng biển Lăng Cô, nước biển tại cửa biển Lăng Cô, nước biển tại vùng biển Cảnh Dương, đồng thời lấy mẫu nước tại tâm dải nước đỏ ven biển Lăng Cô và tại dải đỏ ven bờ biển Cảnh Dương. Sở cũng tiến hành lấy một mẫu nước biển tại khu vực Thuận An (khu vực không có vệt đỏ) để đối chứng các thông số về môi trường.

Theo Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế, kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước biển lấy tại tâm dải nước đỏ ven biển Lăng Cô và tại dải đỏ ven bờ biển Cảnh Dương vào ngày 23/2 cho thấy, các thông số quan trắc: pH, ôxy hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), amoni (NH4+ tính theo N), photphat (PO43- tính theo P), xyanua (CN-), sắt (Fe), thủy ngân (Hg), tổng Phenol, crom tổng số, cadimi (Cd), chì (Pb), mangan (Mn), đồng (Cu), kẽm (Zn), tổng dầu mỡ khoáng có giá trị đo đạc, phân tích đều đảm bảo giới hạn cho phép theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển (mục chất lượng nước biển vùng biển ven bờ - giá trị giới hạn vùng bãi tắm và thể thao dưới nước).
 

Do loài tảo Noctiluca scintillans xuất hiện với số lượng lớn khiến một số vùng biển ở Phú Lộc nổi màu đỏ vào các ngày 22, 23/2

Kết quả chất lượng các mẫu nước tại vùng biển Chân Mây - Lăng Cô (vùng xuất hiện dải đỏ) và vùng biển Thuận An (vùng không xuất hiện dải đỏ) gần như có chất lượng như nhau.

Về kết quả quan trắc tảo phù du lấy tại các điểm có vệt đỏ phát hiện phát hiện loài tảo Noctiluca scintillans thuộc họ Noctilucaceae, bộ Noctilucales, lớp Noctilucea, trên lớp Dinoflagellata. Đây là loài tảo dị dưỡng, có dạng hình cầu (giống bong bóng khi thổi căng) hoặc hình thận tròn, kích thước lớn với đường kính từ 200 - 2000 µm.

Loài Noctiluca scintillans là loài gặp phổ biến ở ven biển Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Thức ăn của loài này là các loài tảo nhỏ, động vật nguyên sinh, chất hữu cơ lơ lửng và thường phát triển mạnh gây đổi màu nước trong giai đoạn chuyển mùa Xuân - Hè, khi gặp môi trường nước phù hợp, giàu dinh dưỡng và dồi dào thức ăn. Màu nước biển khi tảo nở hoa có thể là màu xanh đậm, màu vàng nâu hay màu đỏ máu. Do kích thước lớn nên có thể nhận biết rõ sự đổi màu nước, ngay cả ở mật độ không quá cao; chẳng hạn ở khu vực Chân Mây - Lăng Cô ngày 23/2 với  mật độ tại nơi vệt nước có màu đỏ, lợn cợn màu hồng là 350.000-561.000 tế bào/lít.
 

Hình ảnh loài tảo Noctiluca scintillans được soi dưới kính hiển vi

 

Noctiluca scintillans được xác định không sản sinh độc tố. Tuy nhiên, khi nở hoa nước, nước biển chuyển màu tạo cảm giác sợ (tạo vệt xanh, đỏ máu, vàng nâu). Hiện tượng nở hoa do Noctiluca scintillans thường sẽ biến mất sau 3 - 5 ngày, tùy theo môi trường và địa hình thủy vực.

Kết quả xác định loài và số lượng tảo tại vùng biển Chân Mây- Lăng Cô (350.000 tế bào/lít) (vùng xuất hiện dải đỏ) và vùng biển Thuận An (60 tế bào/lít) (vùng không xuất hiện dải đỏ) có sự khác biệt lớn, đặc biệt là loài Noctiluca scintillans. Cụ thể, tại dải đỏ vùng biển Cảnh Dương có 561.000 tế bào/lít, tại vùng biển Lăng Cô có 350.000 tế bào/lít, trong khi ở khu vực không có dải đỏ vùng biển Thuận An chỉ xuất hiện 60 tế bào/lít. Như vậy, bước đầu có thể thấy, nguyên nhân gây ra hiện tượng dải nước đỏ trên biển ở khu vực biển Lăng Cô - Chân Mây là do sự xuất hiện với số lượng lớn của loài Noctiluca scintillans.

Theo thông tin của Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc Nguyễn Văn Mạnh, những ngày qua, trên vùng biển Phú Lộc không còn xuất hiện vệt đỏ như hiện tượng xảy ra vào ngày 22, 23/2. Tuy vậy, huyện vẫn chỉ đạo các địa phương tiếp tục theo dõi và báo cáo tình hình theo từng ngày.

Cũng liên quan đến hiện tượng xuất hiện số lượng lớn loài tảo Noctiluca scintillans gây hiện tượng nước đỏ trên một số vùng biển của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, theo một chuyên gia trong ngành sinh học thuộc Trường đại học Khoa học Huế, mặc dù Noctiluca scintillans được xác định không sản sinh độc tố, song với sự xuất hiện số lượng lớn, bất thường như vậy cũng cần có sự theo dõi, quan trắc thường xuyên. Đây có thể là hiện tượng báo hiệu về chất lượng môi trường nước biển có chiều hướng thay đổi đột biến.


Nguồn tin: www.baotainguyenmoitruong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Bộ TN&MT thông tin về kết quả kiểm tra, phân tích các vệt nước biển màu đỏ (02/03/2017)
  • Những sự kiện nổi bật về môi trường được tổ chức trong năm 2017 (03/03/2017)
  • 'Núi rác' ngập chung cư suốt Tết: Chủ đầu tư đã bị xử lý thế nào? (03/03/2017)
  • Đà Nẵng: Quy hoạch đô thị cần hướng đến cân bằng sinh thái (03/03/2017)
  • Cá chết bất thường trên sông Âm do ảnh hưởng của môi trường nước (02/03/2017)
  • Khiếu kiện liên quan NM xử lý nước thải CEPT ở Bình Định: Yêu cầu kiểm điểm, xử lý cán bộ vi phạm (02/03/2017)
  • Microsoft hỗ trợ Bộ TN&MT phát triển CNTT (02/03/2017)
  • Quảng Trị: Bàn giải pháp khắc phục xâm thực bãi tắm Cửa Tùng (02/03/2017)
  • Kè đê biển Gành Hào và Nhà Mát ở Bạc Liêu tiếp tục bị sạt lở (02/03/2017)
  • Báo cáo tham vấn đối với DA thuỷ điện Pắc-Beng phải dự báo đầy đủ các mặt tác động (02/03/2017)

Những tin cũ hơn

  • Đại diện WB: Việt Nam cần tránh hy sinh môi trường cho phát triển kinh tế (27/02/2017)
  • Khắc khoải… "đời rác" (27/02/2017)
  • Đông Triều - Quảng Ninh: Gây ô nhiễm, NM Gạch ngói Kim Sơn bị tạm dừng hoạt động (27/02/2017)
  • Khởi công dự án môi trường lớn nhất Đông Nam Á (09/11/2014)
  • Bảo vệ môi trường nguồn nước mặt (28/10/2014)
  • Xây dựng mô hình truyền thông phân loại chất thải rắn tại nguồn (22/09/2014)
  • Quy định quản lý chất thải phóng xạ bảo vệ môi trường (15/09/2014)
  • Tài nguyên sông Mekong đang suy giảm nghiêm trọng (24/06/2014)
  • Mất rừng, nhiệt độ toàn vùng Tây Nguyên ngày càng tăng cao (13/05/2014)
  • Bộ TN&MT: Giao lưu trực tuyến về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường (07/04/2014)
 

•HỖ TRỢ

VIỆN TRƯỞNG
Name: PGS.TS. Lê Trình
Phone: 0982619336

TP. HỒ CHÍ MINH
Name: 179 Bạch Đằng, P.2, Quận Tân Bình
Phone: 028.38489284 (Ext: 4)

HÀ NỘI
Name: B19, Lô 9, Khu đô thị mới Định Công, Quận Hoàng Mai
Phone: 0982619336

•BẢO TỒN TÊ GIÁC

ENV

•THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 17

Hôm nayHôm nay : 547

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3680

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7085509

Xem thống kê truy cập
   Power by  © Copyright 2010.  All rights reserved Contact us