• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • » Giới thiệu
    • » Chức năng
    • » Mục tiêu hoạt động
    • » Nhiệm vụ
    • » Quan hệ hợp tác
    • » Tổ chức
  • Dự án
    • » Cung cấp chuyên gia MT
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Quan trắc môi trường
    • » Quy hoạch, Đề án BVMT, QCVN
    • » Đánh giá môi trường chiến lược
    • » Đánh giá tác động môi trường
  • Văn bản luật
    • » Luật
    • » Nghị định
    • » Thông tư
    • » Quyết định
    • » Quy chuẩn
    • » Thông báo
  • Đào tạo-Hợp tác
    • » Hợp tác quốc tế
    • » Đào tạo
  • Khoa học - Công nghệ
    • » Báo cáo khoa học
    • » Khoa học - Công nghệ
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Hội thảo khoa học
  • Tin tức
    • » Tin VESDEC
    • » Viện trưởng
    • » Trụ sở chính
    • » Tin tuyển dụng
  • Tin môi trường
    • » Biến đổi khí hậu
    • » Bảo tồn đa dạng sinh học
    • » Nhãn sinh thái
  • Thời tiết
  • Liên hệ
 
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image

mua lan su rong

•TIN TỨC

  • Tin VESDEC
  • Viện trưởng
  • Trụ sở chính
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • VP phía Bắc
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • Tin tuyển dụng

•GIỚI THIỆU

  • Giới thiệu
  • Chức năng
  • Mục tiêu hoạt động
  • Nhiệm vụ
  • Quan hệ hợp tác
  • Tổ chức
    • Ban điều hành
    • Cơ chế hoạt động
    • Cơ cấu tổ chức

•TIN MỚI NHẤT

  • Kết quả hoạt động Khoa học-Công nghệ năm 2021 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC) Kết quả hoạt động Khoa học-Công nghệ năm 2021 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC)
  • Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Tóm tắt các vấn đề môi trường tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các tài liệu mới nhất Tóm tắt các vấn đề môi trường tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các tài liệu mới nhất
  • Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050
  • Cơ sở khoa học lồng ghép đánh giá rủi ro Biến đổi khí hậu vào quá trình Đánh giá tác động môi trường Cơ sở khoa học lồng ghép đánh giá rủi ro Biến đổi khí hậu vào quá trình Đánh giá tác động môi trường

Trang chủ » Tin môi trường » Tin trong nước

Ninh Bình: Báo động chất lượng nước

Hiện chất lượng nước trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình đang có dấu hiệu suy kiệt và bị ô nhiễm nặng nề do ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Nhiều chỉ tiêu quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 – 4,5 lần. Việc khai thác nước ngầm tùy tiện làm mực nước tĩnh hạ thấp từ 10 – 15 m, cùng với đó là tình trạng xâm nhập mặn kéo dài cũng khiến người dân điêu đứng.
Hồi chuông báo động
 
Là tỉnh có mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều hệ thống sông lớn như: Sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi,… phân bố tương đối đều với tổng chiều dài lên đến 811,2 km. Trong đó, lớn nhất là sông Đáy, nguồn cung cấp nước quan trọng cho dân sinh và phát triển kinh tế của tỉnh. Thế nhưng, chất lượng nước sông Đáy đoạn chảy qua tỉnh Ninh Bình đã bị suy giảm rõ rệt trong nhiều năm qua. Nước sông có biểu hiện suy giảm lượng oxy hòa tan (DO), tăng lượng nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) và nhu cầu oxy hóa học (COD),… Hầu hết các điểm quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Tại các điểm đông dân cư và nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh như cầu Gián Khẩu, cầu Non Nước, Âu Xanh… hàm lượng BOD cao gấp 2,5 – 4,5 lần tiêu chuẩn cho phép.
 
Sông Yên, sông Vân cũng bị ô nhiễm bởi thông số BOD5 vượt mức cho phép từ 1,5 – 2,03 lần. Sông Hoàng Long được xem là “sạch” nhất hàm lượng BOD5 cũng đã vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT. Do chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung nên toàn bộ lượng nước thải trong đô thị không được xử lý triệt để mà chủ yếu là thải ra các hồ trong nội thành như hồ Biển Bạch, hồ Lâm Nghiệp,… nên gia tăng mức độ ô nhiễm.
 
Không những thế, chất lượng nước biển ven bờ và hệ sinh thái ven bờ đang bị suy giảm và mất cân bằng do quai đê lấn biển, nuôi trồng thủy sản tự phát làm giảm diện tích rừng phòng hộ, phá vỡ mặt bằng tự nhiên... Trình độ và nhận thức về bảo vệ môi trường của các chủ đầm còn hạn chế đã dẫn đến tình trạng môi trường nước bị ô nhiễm như nồng độ các chất lơ lửng, NH3, NO2, H2S đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Đồng thời, cả 2 cửa Đáy và cửa Càn đều bị đe dọa ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật mà chưa kiểm soát được.
 
Cùng với đó, chất lượng nước ngầm khu vực đô thị thành phố Ninh Bình cũng khiến nhiều người giật mình là không đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt vì có chiều hướng ô nhiễm sắt, có màu vàng, tanh, coliform vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,12 – 3 lần. Nguyên nhân chính là do nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh, nước thải sinh hoạt chưa được xử lý triệt để ngấm xuống đất làm nhiễm bẩn tầng nước. Trong khi đó, trữ lượng nước ngầm tại các huyện Yên Khánh, Kim Sơn bị giảm sút đáng kể, việc khai thác tùy tiện đã khiến mặt nước tĩnh hạ từ 10 – 15 m.
 
Đâu là giải pháp?
 
Trao đổi với PV Báo Tài nguyên & Môi trường, ông Bùi Ngọc Dũng – Trưởng Phòng Quản lý Tài nguyên nước và Khí tượng thủy văn Sở Tài nguyên & Môi trường Ninh Bình cho biết: Tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, khoan nước dưới đất và xả thải vào nguồn nước không theo quy hoạch, không có giấy phép, xả thải không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn vào nguồn nước vẫn còn diễn ra phổ biến đã và đang làm suy thoái, cạn kiệt ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
 
Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý của các cấp, các ngành còn nhiều bất cập, thiếu chặt chẽ, thậm chí có nơi còn biểu hiện buông lỏng quản lý. Ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân vẫn còn hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa nghiêm.
 
Để công tác quản lý tài nguyên nước có hiệu quả, theo ông Dũng cần phải tăng cường, duy trì việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về tài nguyên nước rộng rãi tới các tổ chức, cá nhân. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường của các huyện, thị xã, thành phố, thị trấn để nâng cao năng lực về công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước. Hoàn thiện mạng lưới quan trắc cố định tài nguyên nước mặt và nước dưới đất toàn tỉnh. Điều tra đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, kiểm kê các nguồn thải và đánh giá hiện trạng xả thải vào nguồn nước. Rà soát, trám lấp các giếng khai thác nước ngầm hiện không còn sử dụng. Đồng thời, lập quy hoạch phân bổ, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất và quy hoạch phòng chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Có như vậy chất lượng nước mới dần được cải thiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà.

Tác giả bài viết: -

Nguồn tin: Theo portal.monre.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Quy hoạch sử dụng đất TP. Nha Trang: Hình thành trung tâm kinh tế ở Nam Trung Bộ (26/03/2014)
  • Ngày Môi trường thế giới 2014: Hãy hành động để ngăn nước biển dâng (27/03/2014)
  • Diễn đàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải (3R) lần thứ V (27/03/2014)
  • Tăng cường năng lực thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (27/03/2014)
  • Xử lý chất thải nguy hại: Doanh nghiệp “né” luật? (26/03/2014)
  • Ban hành chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường (26/03/2014)
  • Phối hợp quản lý khai thác khoáng sản trên sông Hồng (21/03/2014)
  • Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát động lễ trồng rừng bảo vệ môi trường thủy điện (23/03/2014)
  • Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh (23/03/2014)
  • Phát hiện một công ty đào hố chôn chất thải (20/03/2014)

Những tin cũ hơn

  • Tìm cơ chế chia sẻ lợi ích từ rừng (20/03/2014)
  • Xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ở Cần Thơ: Bài toán khó (20/03/2014)
  • Hạn, mặn đang tấn công ĐBSCL (19/03/2014)
  • Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại Kiên Giang về ứng phó với biến đổi khí hậu (19/03/2014)
  • Xét đạt chuẩn nông thôn mới phải công khai, minh bạch (18/03/2014)
  • Điều chỉnh Quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong (18/03/2014)
  • Tăng trưởng xanh: Kinh nghiệm của Nhật Bản và thách thức của Việt Nam (18/03/2014)
  • Lễ mít tinh Quốc gia hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2014 tổ chức tại Lai Châu (18/03/2014)
  • Những nhiệm vụ chủ yếu trong Chiến lược Tăng trưởng xanh của Việt Nam (17/03/2014)
  • Tập huấn nghiệp vụ giảng viên về BVMT trong kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (17/03/2014)
 

•HỖ TRỢ

VIỆN TRƯỞNG
Name: PGS.TS. Lê Trình
Phone: 0982619336

TP. HỒ CHÍ MINH
Name: 179 Bạch Đằng, P.2, Quận Tân Bình
Phone: 028.38489284 (Ext: 4)

HÀ NỘI
Name: B19, Lô 9, Khu đô thị mới Định Công, Quận Hoàng Mai
Phone: 0982619336

•BẢO TỒN TÊ GIÁC

ENV

•THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 6

Hôm nayHôm nay : 273

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 5755

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7087584

Xem thống kê truy cập
   Power by  © Copyright 2010.  All rights reserved Contact us