• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • » Giới thiệu
    • » Chức năng
    • » Mục tiêu hoạt động
    • » Nhiệm vụ
    • » Quan hệ hợp tác
    • » Tổ chức
  • Dự án
    • » Cung cấp chuyên gia MT
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Quan trắc môi trường
    • » Quy hoạch, Đề án BVMT, QCVN
    • » Đánh giá môi trường chiến lược
    • » Đánh giá tác động môi trường
  • Văn bản luật
    • » Luật
    • » Nghị định
    • » Thông tư
    • » Quyết định
    • » Quy chuẩn
    • » Thông báo
  • Đào tạo-Hợp tác
    • » Hợp tác quốc tế
    • » Đào tạo
  • Khoa học - Công nghệ
    • » Báo cáo khoa học
    • » Khoa học - Công nghệ
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Hội thảo khoa học
  • Tin tức
    • » Tin VESDEC
    • » Viện trưởng
    • » Trụ sở chính
    • » Tin tuyển dụng
  • Tin môi trường
    • » Biến đổi khí hậu
    • » Bảo tồn đa dạng sinh học
    • » Nhãn sinh thái
  • Thời tiết
  • Liên hệ
 
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image

❄

mua lan su rong

•TIN TỨC

  • Tin VESDEC
  • Viện trưởng
  • Trụ sở chính
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • VP phía Bắc
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • Tin tuyển dụng

•GIỚI THIỆU

  • Giới thiệu
  • Chức năng
  • Mục tiêu hoạt động
  • Nhiệm vụ
  • Quan hệ hợp tác
  • Tổ chức
    • Ban điều hành
    • Cơ chế hoạt động
    • Cơ cấu tổ chức

•TIN MỚI NHẤT

  • Tóm tắt Kết quả hoạt động Khoa học - Công nghệ về Môi trường năm 2022 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC Tóm tắt Kết quả hoạt động Khoa học - Công nghệ về Môi trường năm 2022 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC
  • Tác động của nước biển dâng, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến đến năm 2050 và các giải pháp ứng phó Tác động của nước biển dâng, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến đến năm 2050 và các giải pháp ứng phó
  • Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050

Trang chủ » Tin môi trường » Tin trong nước

Phối hợp quản lý khai thác khoáng sản trên sông Hồng

Ngày 20/3, tại tỉnh Hà Nam, Ủy ban Nhân dân các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên và Thái Bình đã ký kết Quy chế phối hợp quản lý hành chính và hoạt động khai thác khoáng sản trên các tuyến sông giáp ranh giữa ba địa phương. 
Theo đó, thời gian tới, các cơ quan chức năng của ba tỉnh sẽ phối hợp tuần tra, kiểm tra, kể cả kiểm tra thường xuyên và đột xuất, các tàu thuyền và bến bãi tập kết cát tại khu vực giáp ranh. 

Đối với công tác cấp phép khai thác, cơ quan chức năng của mỗi tỉnh sẽ thông báo cho các bên còn lại kế hoạch của mình, để các bên nắm được và phối hợp hoạt động khi cần. 

Ba tỉnh cũng thống nhất sẽ chỉ cấp phép ở khu vực cách vị trí ranh giới tối thiểu 50m; phối hợp trong công tác kiểm tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác đối với các tuyến đê, dòng chảy, hướng luồng đi lại của các phương tiện giao thông đường thủy tại khu vực giáp ranh. 

Bên cạnh đó, các tỉnh cũng thống nhất lập đường dây nóng giữa các Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh để tăng cường và duy trì hiệu quả công tác quản lý khai thác. Công an, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Nội vụ và chính quyền địa phương (xã, huyện) sẽ là những lực lượng trực tiếp tham gia phối hợp theo Quy chế đã ký kết. 

Đại diện các sở, ngành liên quan của ba tỉnh cũng thống nhất sẽ tiếp tục thảo luận các biện pháp cụ thể, chi tiết để công tác phối hợp đạt hiệu quả cao nhất. 

Định kỳ hàng năm, các bên sẽ tiến hành họp để rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh nếu cần. 

Quy chế phối hợp bắt nguồn từ thực tế thời gian gần đây tại khu vực giáp ranh trên các tuyến sông, nhất là sông Hồng, chạy qua địa phận ba tỉnh, tình trạng khai thác cát trái phép gây ra nhiều vấn đề về môi trường, an ninh trật tự. 

Theo báo cáo của các tỉnh, hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra ngày một tinh vi, ảnh hưởng lớn đến địa chất, môi trường, làm thay đổi dòng chảy của sông, gây sạt lở bờ sông và khu vực dân cư sinh sống cạnh sông, gây thất thu ngân sách Nhà nước. 

Bên cạnh đó, hoạt động này cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ xung đột giữa các đối tượng khai thác cát trái phép và giữa các đối tượng này với người dân và các cơ quan chức năng. 

Trên thực tế, các địa phương đã có nhiều biện pháp ngăn chặn. Song do lực lượng của mỗi bên còn mỏng, đối tượng vi phạm pháp luật lại lợi dụng đặc điểm giáp ranh giữa các tỉnh nên dễ dàng lẩn tránh, trốn thoát, dẫn đến hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra xử phạt, răn đe các đối tượng chưa đạt hiệu quả cao. 

Đoạn sông Hồng chạy qua ba tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên kéo dài hàng chục km. 

Trên các bãi bồi ven và giữa sông khu vực giáp ranh, người dân các địa phương tiến hành canh tác từ nhiều năm nay. 

Do các mốc địa giới hành chính giữa các tỉnh được xác lập theo Chỉ thị 364 của Thủ tướng Chính phủ đã bị mất gần hết sau thời gian dài, đã có những xung đột tranh chấp đất canh tác giữa dân cư các địa phương. 

Do vậy, trong Quy chế phối hợp, các tỉnh cũng đề ra nhiệm vụ xác lập lại các mốc theo hướng có mật độ dày hơn. Đồng thời, các bên cũng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân, nhất là người dân khu vực giáp ranh phối hợp thực hiện, đảm bảo an ninh trật tự./.

Tác giả bài viết: -

Nguồn tin: Theo TTXVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Diễn đàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải (3R) lần thứ V (27/03/2014)
  • Tăng cường năng lực thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (27/03/2014)
  • “An ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mê Công” (30/03/2014)
  • KCN Sông Công I - Thái Nguyên: Dân bức xúc vì ô nhiễm (30/03/2014)
  • Ngày Môi trường thế giới 2014: Hãy hành động để ngăn nước biển dâng (27/03/2014)
  • Quy hoạch sử dụng đất TP. Nha Trang: Hình thành trung tâm kinh tế ở Nam Trung Bộ (26/03/2014)
  • Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh (23/03/2014)
  • Ban hành chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường (26/03/2014)
  • Xử lý chất thải nguy hại: Doanh nghiệp “né” luật? (26/03/2014)
  • Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát động lễ trồng rừng bảo vệ môi trường thủy điện (23/03/2014)

Những tin cũ hơn

  • Phát hiện một công ty đào hố chôn chất thải (20/03/2014)
  • Ninh Bình: Báo động chất lượng nước (20/03/2014)
  • Tìm cơ chế chia sẻ lợi ích từ rừng (20/03/2014)
  • Xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ở Cần Thơ: Bài toán khó (20/03/2014)
  • Hạn, mặn đang tấn công ĐBSCL (19/03/2014)
  • Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại Kiên Giang về ứng phó với biến đổi khí hậu (19/03/2014)
  • Xét đạt chuẩn nông thôn mới phải công khai, minh bạch (18/03/2014)
  • Điều chỉnh Quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong (18/03/2014)
  • Tăng trưởng xanh: Kinh nghiệm của Nhật Bản và thách thức của Việt Nam (18/03/2014)
  • Lễ mít tinh Quốc gia hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2014 tổ chức tại Lai Châu (18/03/2014)
 

•HỖ TRỢ

VIỆN TRƯỞNG
Name: PGS.TS. Lê Trình
Phone: 0982619336

TP. HỒ CHÍ MINH
Name: 179 Bạch Đằng, P.2, Quận Tân Bình
Phone: 028.38489284 (Ext: 4)

HÀ NỘI
Name: B19, Lô 9, Khu đô thị mới Định Công, Quận Hoàng Mai
Phone: 0982619336

•BẢO TỒN TÊ GIÁC

ENV

•THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 8

Hôm nayHôm nay : 385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2591

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7287114

Xem thống kê truy cập
   Power by  © Copyright 2010.  All rights reserved Contact us