• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • » Giới thiệu
    • » Chức năng
    • » Mục tiêu hoạt động
    • » Nhiệm vụ
    • » Quan hệ hợp tác
    • » Tổ chức
  • Dự án
    • » Cung cấp chuyên gia MT
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Quan trắc môi trường
    • » Quy hoạch, Đề án BVMT, QCVN
    • » Đánh giá môi trường chiến lược
    • » Đánh giá tác động môi trường
  • Văn bản luật
    • » Luật
    • » Nghị định
    • » Thông tư
    • » Quyết định
    • » Quy chuẩn
    • » Thông báo
  • Đào tạo-Hợp tác
    • » Hợp tác quốc tế
    • » Đào tạo
  • Khoa học - Công nghệ
    • » Báo cáo khoa học
    • » Khoa học - Công nghệ
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Hội thảo khoa học
  • Tin tức
    • » Tin VESDEC
    • » Viện trưởng
    • » Trụ sở chính
    • » Tin tuyển dụng
  • Tin môi trường
    • » Biến đổi khí hậu
    • » Bảo tồn đa dạng sinh học
    • » Nhãn sinh thái
  • Thời tiết
  • Liên hệ
 
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image

❄

mua lan su rong

•GIỚI THIỆU

  • Giới thiệu
  • Chức năng
  • Mục tiêu hoạt động
  • Nhiệm vụ
  • Quan hệ hợp tác
  • Tổ chức
    • Ban điều hành
    • Cơ chế hoạt động
    • Cơ cấu tổ chức

•TIN TỨC

  • Tin VESDEC
  • Viện trưởng
  • Trụ sở chính
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • VP phía Bắc
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • Tin tuyển dụng

•TIN MỚI NHẤT

  • Tóm tắt Kết quả hoạt động Khoa học - Công nghệ về Môi trường năm 2022 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC Tóm tắt Kết quả hoạt động Khoa học - Công nghệ về Môi trường năm 2022 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC
  • Tác động của nước biển dâng, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến đến năm 2050 và các giải pháp ứng phó Tác động của nước biển dâng, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến đến năm 2050 và các giải pháp ứng phó
  • Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050

Trang chủ » Tin tức » Trụ sở chính

Triển khai Mô hình Quản lý chất thải chứa hóa chất bảo vệ thực vật ở Vĩnh Long

Ngày 04/04 VESDEC phối hợp cùng Chi cục BVMT và Chi cục TT&BVTV Vĩnh Long đã triển khai thí điểm mô hình thực tế trên đồng ruộng tại xã Hiếu Nhơn - Vũng Liêm sau khi dự án hoàn thành nghiên cứu lập các mô hình quản lý tại 4 xã điển hình về chuyên canh lúa, chuyên canh rau và chuyên canh cây ăn trái.


Mở đầu:
Hóa chất (thuốc) bảo vệ thực vật (BVTV) không thể thiếu trong canh tác nông nghiệp.  Tuy nhiên, thời gian qua lượng hóa chất BVTV được sử dụng ở nước ta tăng nhanh, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hầu hết hóa chất BVTV tại Việt Nam đều phải nhập  khẩu từ nước ngoài. Nếu như trước năm 1985 khối lượng hóa chất BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn thì trong 3 năm gần đây, hàng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 - 100.000 tấn, tăng gấp hơn 10 lần. Trên 90% hóa chất BVTV được nhập khẩu  từ Trung Quốc. Theo các chuyên gia quốc tế, có tới 80% thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam đang được sử dụng không đúng cách và lãng phí. Đặc biệt, sau khi sử dụng bà con nông dân ở phần lớn các tỉnh thành cả nước sau khi phun xịt thường bỏ lại các bao bì chứa hóa chất trên đồng ruộng, sông kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường, tác hại tài nguyên sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Khối lượng bao bì có thể đến 5-10% khối lượng bao thuốc, do vậy mỗi năm môi trường nước ta có thể tiếp nhận 5.000 – 10.000 tấn bao bì chứa hóa chất BVTV.
Nhằm quản lý an toàn loại chất thải nguy hại này nhiều tỉnh, TP, bộ ngành, viện đã triển khai các dự án nghiên cứu. Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC) vinh dự được UBND/Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên (miền Bắc, 2014-2015) và Vĩnh Long (miền Nam, 2016-2017) giao chủ trì 2 dự án nghiên cứu “Mô hình quản lý chất thải chứa hóa chất BVTV” bao gồm khảo sát tình hình sử dụng, tác động môi trường và lập các mô hình từ thu gom, tạm trữ, vận chuyển, công nghệ xử lý và đào tạo phục vụ phát triển nông nghiệp gắn với BVMT. 
Nếu dự án ở Thái Nguyên cũng do VESDEC thực hiện tư vấn chỉ mới dừng lại trên báo cáo giấy thì dự án tương tự cho Vĩnh Long đã đến hiệu quả cuối cùng. Dưới đây là 1 số hình ảnh về triển khai mô hình thực tế trên đồng ruộng ở Vĩnh Long vào ngày 04/04/2017 sau khi dự án hoàn thành nghiên cứu lập các mô hình quản lý tại 4 xã điển hình về chuyên canh lúa, chuyên canh rau và chuyên canh cây ăn trái.

Niềm vui và bài học 
Dự án tuy nhỏ về kinh phí nhưng lần đầu hoàn thành từ nghiên cứu đến áp dụng thực tế trên đồng ruộng ở các xã thí điểm chứ không phải chỉ để báo cáo. Quan trọng hơn: có sự kết hợp chặt chẽ, tự nguyện giữa 5 nhà / 8 đơn vị: Quản lý nhà nước (Sở TN&MT + Sở NN&PTNT + UBND các xã) + Khoa học (VESDEC) + Nông  dân (các xã) + Doanh nghiệp (Công ty Lộc Trời + Holcim) + Truyền thông (Đài TH Vĩnh Long); chưa kể “Nhà băng” cấp kinh phí. Thiếu 1 trong 6 “nhà”, 9 đơn vị sẽ thất bại.  Công lớn thuộc về Chi cục BVTMT và Chi cục TT&BVTV Vĩnh Long! 
Kế hoạch cuối tháng 04/2017 dự án sẽ thực hiện bước cuối cùng: tập huấn cho bà con nông dân  và các tổ chức địa phương về: phân loại và độc tính hóa chất BVTV; canh tác hữu cơ (organic farming – không/ít dùng hóa chất); phương pháp thu gom, vận chuyển, xử lý an toàn chất thải chứa hóa chất BVTV

 
 
1. Đội nghiên cứu và cán bộ Chi cục BVMT tại xã Hiếu Nhơn, huyện Vũng Liêm (mô hình chuyên canh lúa). 2.  Mô hình thu gom chất thải tại đồng ruộng: các thùng  bêtông chứa bao bì (khoảng 5-10 ha/thùng) + các bao chuyên dụng chứa bao bì hóa chất BVTV và các dụng cụ thu gom an toàn.
 
 
3. Trong mô hình này: nông dân là chủ thể quyết định nhất: nông dân và các  tổ chức  chính trị xã hội ở các xã thí điểm ở Vĩnh Long rất nhiệt tình, tự nguyện tham gia dù chỉ được Sở NN&PTNT bồi dưỡng không nhiều. 4. Chủ nhiệm dự án cũng học nông dân thu gom vỏ bao bì đưa về điểm tập kết.
 
 
5.      Bao chuyên dụng chứa rác thải hóa chất BVMT và các dụng cụ thu gom an toàn (do Công ty Lộc Trời, An Giang hỗ trợ miễn phí). 6. Đội thanh niên tình nguyện dùng xe máy chuyển các bao chứa vỏ thuốc về Trạm trung chuyển (có vẻ còn sai quy định quản lý hóa   chất nguy hại nhưng bà con chưa có phương tiện chuyên dụng).
 
 
7.  Bà con được Đài truyền hình Vĩnh Long phỏng vấn tại ruộng, rất phấn khởi, tự  hào!  8. “Trạm trung chuyển”: chưa đúng quy cách (do chưa đủ kinh phí xây dựng bền chắc) nhưng chỉ tạm lưu các bao chứa chất thải trong 2 giờ. Sau đó được Công ty Lộc Trời có  xe chuyên dụng vận chuyển đến nhà máy ximăng Holcim (Kiên Giang) để xử lý triệt để (thiêu ở nhiệt độ trên 10000 C, đúng bài bản). Hiện nay Holcim là đơn vị xử lý CTNH   bằng thiêu đốt tốt nhất nước ta.
 

Nguồn tin: VESDEC

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Giấy chứng nhận và Logo của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (19/03/2019)
  • Công trình chào mừng 30 năm thành lập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (1988 – 2018) (18/11/2018)

Những tin cũ hơn

  • Xây dựng chương trình Đào tạo lãnh đạo cộng đồng cho quản lý môi trường hướng tới cộng đồng tỉnh Long An (27/02/2017)
  • VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỢC TRAO GIẢI THƯỞNG “VƯƠNG MIỆN CHẤT LƯỢNG QUỐC TẾ - HẠNG VÀNG LONDON 2013 (16/10/2014)
  • Đánh giá tác động môi trường bổ sung Dự án đường cao tốc Bến Lức-Long Thành (08/06/2014)
  • Khảo sát môi trường Dự án Trạm biến áp 500kV Cầu Bông (21/01/2014)
  • Đánh giá tác động môi trường bổ sung Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (21/01/2014)
  • Giám sát môi trường Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc (21/01/2014)
  • ĐTM Dự án Đường dây 220kV Bảo Thắng - Yên Bái (21/01/2014)
  • ĐTM Dự án Nâng cấp ga quốc nội Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất (21/01/2014)
  • Dự án Quan trắc môi trường nước biển ven bờ tỉnh Tiền Giang (21/01/2014)
  • Dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 (21/01/2014)
 

•HỖ TRỢ

VIỆN TRƯỞNG
Name: PGS.TS. Lê Trình
Phone: 0982619336

TP. HỒ CHÍ MINH
Name: 179 Bạch Đằng, P.2, Quận Tân Bình
Phone: 028.38489284 (Ext: 4)

HÀ NỘI
Name: B19, Lô 9, Khu đô thị mới Định Công, Quận Hoàng Mai
Phone: 0982619336

•BẢO TỒN TÊ GIÁC

ENV

•THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 5

Hôm nayHôm nay : 385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2551

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7287074

Xem thống kê truy cập
   Power by  © Copyright 2010.  All rights reserved Contact us