• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • » Giới thiệu
    • » Chức năng
    • » Mục tiêu hoạt động
    • » Nhiệm vụ
    • » Quan hệ hợp tác
    • » Tổ chức
  • Dự án
    • » Cung cấp chuyên gia MT
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Quan trắc môi trường
    • » Quy hoạch, Đề án BVMT, QCVN
    • » Đánh giá môi trường chiến lược
    • » Đánh giá tác động môi trường
  • Văn bản luật
    • » Luật
    • » Nghị định
    • » Thông tư
    • » Quyết định
    • » Quy chuẩn
    • » Thông báo
  • Đào tạo-Hợp tác
    • » Hợp tác quốc tế
    • » Đào tạo
  • Khoa học - Công nghệ
    • » Báo cáo khoa học
    • » Khoa học - Công nghệ
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Hội thảo khoa học
  • Tin tức
    • » Tin VESDEC
    • » Viện trưởng
    • » Trụ sở chính
    • » Tin tuyển dụng
  • Tin môi trường
    • » Biến đổi khí hậu
    • » Bảo tồn đa dạng sinh học
    • » Nhãn sinh thái
  • Thời tiết
  • Liên hệ
 
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image

mua lan su rong

•GIỚI THIỆU

  • Giới thiệu
  • Chức năng
  • Mục tiêu hoạt động
  • Nhiệm vụ
  • Quan hệ hợp tác
  • Tổ chức
    • Ban điều hành
    • Cơ chế hoạt động
    • Cơ cấu tổ chức

•TIN TỨC

  • Tin VESDEC
  • Viện trưởng
  • Trụ sở chính
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • VP phía Bắc
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • Tin tuyển dụng

•TIN MỚI NHẤT

  • Tóm tắt Kết quả hoạt động Khoa học - Công nghệ về Môi trường năm 2022 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC Tóm tắt Kết quả hoạt động Khoa học - Công nghệ về Môi trường năm 2022 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC
  • Tác động của nước biển dâng, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến đến năm 2050 và các giải pháp ứng phó Tác động của nước biển dâng, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến đến năm 2050 và các giải pháp ứng phó
  • Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050

Trang chủ » Tin tức » Viện trưởng

Giới thiệu sách “Quy hoạch bảo vệ môi trường: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn” sắp xuất bản

Cuốn sách này là một chuyên khảo về khoa học môi trường, được hình thành dựa trên kết quả nghiên cứu nhiều năm của các thành viên trong nhóm tác giả, được đúc kết từ công tác điều tra, khảo sát, xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường tại một số tỉnh thành nhằm hướng đến một triết lý, một mô hình phân vùng, quy hoạch bảo vệ môi trường có cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn theo hướng đảm bảo phát triển bền vững cho các địa phương cấp tỉnh/thành theo luật định.
Sách “Quy hoạch bảo vệ môi trường: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn”

Sách “Quy hoạch bảo vệ môi trường: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn”

    Ở Việt Nam chính sách về môi trường được hoạch định theo quy trình: Tầm nhìn - Chiến lược bảo vệ môi trường - Quy hoạch bảo vệ môi trường - Kế hoạch, hành động bảo vệ môi trường. Vấn đề quy hoạch bảo vệ môi trường ở Việt Nam đã được thể chế hóa trong Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 và được quy định trong Nghị định 18/2015/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Quy hoạch bảo vệ môi trường theo luật định là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, bảo vệ, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững. Có thể thấy, quy hoạch bảo vệ môi trường cần được tiến hành song song với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong từng công đoạn và là một quy trình không đảo ngược. Quy hoạch bảo vệ môi trường là một phương thức phòng ngừa ô nhiễm và sự cố môi trường một cách tích cực nhất, đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư xử lý môi trường và khắc phục sự cố môi trường. Thực tế ở nước ta, đã có nhiều tỉnh, thành phố tiến hành lập quy hoạch bảo vệ môi trường cho địa phương và hiệu quả đem lại là rất tốt.

     Sách “Quy hoạch bảo vệ môi trường - cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn” là một chuyên khảo về khoa học môi trường, do tập thể tác giả gồm GS.TSKH Đặng Trung Thuận, PGS.TS Lê Trình, TS Đặng Trung Tú và ThS Trịnh Phương Ngọc biên soạn. Cuốn sách này được hình thành dựa trên kết quả nghiên cứu nhiều năm của các thành viên trong nhóm tác giả, được đúc kết từ công tác điều tra, khảo sát, xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường tại một số tỉnh thành ở trung du miền núi, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung nhằm hướng đến một triết lý, một mô hình phân vùng, quy hoạch bảo vệ môi trường có cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn theo hướng đảm bảo phát triển bền vững cho các địa phương cấp tỉnh/thành theo luật định.

     Cấu trúc chuyên khảo gồm 2 phần. Phần thứ nhất gồm các chương 1,2 và 3 giới thiệu tổng quát về sự hình thành và phát triển lĩnh vực khoa học quy hoạch bảo vệ môi trường trên thế giới và ở Việt Nam cùng những ứng dụng của nó; luận giải các khái niệm về quy hoạch bảo vệ môi trường và mối tương quan với các quy hoạch khác; xác lập các cơ sở khoa học, căn cứ thực tiễn và nội dung của quy hoạch bảo vệ môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu, trong đó có hợp phần phân vùng môi trường là tiền đề quan trọng cho quy hoạch bảo vệ môi trường; làm sáng tỏ các cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và công cụ kỹ thuật sử dụng trong quá trình lập quy hoạch bảo vệ môi trường. Phần thứ hai gồm các chương 4,5 và 6 trình bày kết quả nghiên cứu lập quy hoạch bảo vệ môi trường cụ thể đối với 3 tỉnh/thành là Thái Nguyên đặc trưng cho khu vực trung du miền núi, Tiền Giang điển hình cho vùng đồng bằng và Đà Nẵng đặc trưng cho thành phố đô thị ven biển. Sự lựa chọn này xuất phát từ quan niệm rằng, Việt Nam như các nhà địa lý mệnh danh là đất nước “Tam sơn tứ hải nhất phần điền”, được hiểu là xứ sở có “ba phần là núi, bốn phần là biển và một phần là đồng ruộng”, và rằng 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của cả nước ít nhiều đều có những nét tương đồng với 3 tỉnh/thành trên.Vì vậy, hy vọng rằng những cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn đúc kết được từ 3 tỉnh/thành này có thể là khuôn mẫu để nhân rộng quy hoạch bảo vệ môi trường ra các địa phương khác.

     Cuốn sách này không phải là giáo trình vì không biên soạn theo logic của các bài giảng; cũng không phải là sổ tay hướng dẫn về quy hoạch bảo vệ môi trường vì phương thức trình bày không theo cách “nắm tay chỉ việc”, mà là một chuyên khảo trong lĩnh vực khoa học môi trường. Chuyên khảo này đã vận dụng những lý luận về quy hoạch bảo vệ môi trường và chiến lược phát triển bền vững, tích hợp những nghiên cứu của tập thể tác giả tại nhiều tỉnh/thành và kế thừa những tư liệu liên quan để biên soạn sách nhằm cung cấp cho bạn đọc gần xa phương pháp tư duy khoa học và góc nhìn thực tế về vấn đề quy hoạch bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam. Đây có thể là tài liệu tham khảo rất tốt cho các thầy giáo và sinh viên, học viên bậc đại học và sau đại học, các nhà nghiên cứu, tư vấn về môi trường, đồng thời cũng là cuốn sách nên đọc đối với những chuyên gia có liên quan đến phân vùng, quy hoạch, quan tâm đến vấn đề môi trường và quy hoạch bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước Việt Nam.
Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn UBND, các sở, ngành các tỉnh Thái Nguyên, Tiền Giang và thành phố Đà Nẵng về sự giúp đỡ nhiệt tình trong điều tra khảo sát tại địa phương và hỗ trợ, chia sẻ nhiều tư liệu quý giá để hình thành cuốn chuyên khảo này. 

Nguồn tin: VESDEC

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Các hoạt động của Viện trưởng (25/12/2018)
  • Đầu xuân tìm về dòng sông mẹ MêKông từ Thượng Lào đến Đồng bằng sông Cửu Long (21/02/2019)
  • Kiểm toán môi trường: Nội dung, Phương pháp và Ứng dụng (19/09/2018)
  • Đầu năm đến miền đất Tam Giác Vàng và cảm nhận (19/03/2018)
  • Hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường và an sinh xã hội đối với các dự án phát triển thủy điện ở Việt Nam (25/08/2017)
  • Ấn tượng Ấn Độ đầu năm Đinh Dậu (01/03/2017)

Những tin cũ hơn

  • Xây "nhà" cho "rác" (27/02/2017)
  • Một số vấn đề trong nghiên cứu Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường ở các Quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (27/02/2017)
  • Làm thế nào để nâng cấp chất lượng đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam? (27/02/2017)
  • NƯỚC VIỆT THÂN YÊU TỪ Ô CỬA SỔ MÁY BAY (25/11/2014)
  • Đến Côn Đảo: gặp thiên đàng, thấy địa ngục và một trung đội cây di sản (04/09/2014)
  • Campuchia đầu xuân Giáp Ngọ: Đi và cảm nhận (07/02/2014)
  • Hoạt động của Viện trưởng VESDEC trong năm 2013 (21/01/2014)
  • Hoạt động của Viện trưởng trong 6 tháng đầu năm 2013 (01/07/2013)
 

•HỖ TRỢ

VIỆN TRƯỞNG
Name: PGS.TS. Lê Trình
Phone: 0982619336

TP. HỒ CHÍ MINH
Name: 179 Bạch Đằng, P.2, Quận Tân Bình
Phone: 028.38489284 (Ext: 4)

HÀ NỘI
Name: B19, Lô 9, Khu đô thị mới Định Công, Quận Hoàng Mai
Phone: 0982619336

•BẢO TỒN TÊ GIÁC

ENV

•THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 4

Hôm nayHôm nay : 60

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 8785

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7254465

Xem thống kê truy cập
   Power by  © Copyright 2010.  All rights reserved Contact us