• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • » Giới thiệu
    • » Chức năng
    • » Mục tiêu hoạt động
    • » Nhiệm vụ
    • » Quan hệ hợp tác
    • » Tổ chức
  • Dự án
    • » Cung cấp chuyên gia MT
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Quan trắc môi trường
    • » Quy hoạch, Đề án BVMT, QCVN
    • » Đánh giá môi trường chiến lược
    • » Đánh giá tác động môi trường
  • Văn bản luật
    • » Luật
    • » Nghị định
    • » Thông tư
    • » Quyết định
    • » Quy chuẩn
    • » Thông báo
  • Đào tạo-Hợp tác
    • » Hợp tác quốc tế
    • » Đào tạo
  • Khoa học - Công nghệ
    • » Báo cáo khoa học
    • » Khoa học - Công nghệ
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Hội thảo khoa học
  • Tin tức
    • » Tin VESDEC
    • » Viện trưởng
    • » Trụ sở chính
    • » Tin tuyển dụng
  • Tin môi trường
    • » Biến đổi khí hậu
    • » Bảo tồn đa dạng sinh học
    • » Nhãn sinh thái
  • Thời tiết
  • Liên hệ
 
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image

❄

mua lan su rong

•GIỚI THIỆU

  • Giới thiệu
  • Chức năng
  • Mục tiêu hoạt động
  • Nhiệm vụ
  • Quan hệ hợp tác
  • Tổ chức
    • Ban điều hành
    • Cơ chế hoạt động
    • Cơ cấu tổ chức

•TIN TỨC

  • Tin VESDEC
  • Viện trưởng
  • Trụ sở chính
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • VP phía Bắc
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • Tin tuyển dụng

•TIN MỚI NHẤT

  • Tóm tắt Kết quả hoạt động Khoa học - Công nghệ về Môi trường năm 2022 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC Tóm tắt Kết quả hoạt động Khoa học - Công nghệ về Môi trường năm 2022 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC
  • Tác động của nước biển dâng, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến đến năm 2050 và các giải pháp ứng phó Tác động của nước biển dâng, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến đến năm 2050 và các giải pháp ứng phó
  • Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050

Trang chủ » Khoa học - Công nghệ » Khoa học - Công nghệ

Xanh hóa chống sa mạc hóa

Những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu thường nhắc đến là phá rừng, nước ngầm cạn kiệt, biển lở…, còn sa mạc hóa ít bị cảnh báo. Nhận định này một lần nữa được được Tổ chức Công ước Liên Hợp quốc chống sa mạc hóa (UNCCD) đề cập tại hội thảo chống sa mạc hóa tổ chức tại Bình Thuận đầu tháng 11 này. Chống lại quá trình suy thoái đất đang trở nên vấn đề ưu tiên.
Bình Thuận nỗ lực bằng những dự án trồng rừng chống cát
Bão cát hủy diệt nông nghiệp

Nhóm các nhà khoa học cho biết, gió mạnh liên tục ập tới những vùng đất đã bị hoang mạc ở Bình Thuận làm nên những cơn bão cát dữ dội. Mùa khô, tình trạng cát bay xuất hiện tạo thành những đồi cát di động làm tốc độ hoang mạc hóa nhanh hơn. Những đồi cát được hình thành do tác động từ gió có thể đạt đến hàng nghìn ha và cao đến 40-50m. Lượng cát này sau đó dể dàng sụt xuống phía sườn dốc chuyển dịch dần từ vị trí bờ biển vào trong nội địa. 

Cát tràn từ ven biển vào như muốn chôn vùi làng mạc, ruộng đồng, phủ lấp quốc lộ 1A trên phạm vi lớn, rộng hàng ngàn ha. Nó đe dọa hủy diệt tiềm năng sản xuất, nhất là cây công nghiệp và cây ăn quả giá trị, bông vải, mía đường, nho…Nghiêm trọng nhất hiện là khu vực khô hạn trọng điểm Chí Công, Liên Hương, Bình Thạnh …
Việt Nam là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc chống sa mạc hóa. Căn cứ Chương trình Hành động Quốc gia chống Sa mạc hóa (NAP) của ta,  Chiến lược Tài chính Lồng ghép (IFS) chống Sa mạc hóa tập trung vào 2 tỉnh duyên hải phía Nam khô hạn nhất nước là Ninh Thuận và Bình Thuận. 
Phân tích của các nhà khoa học cho thấy thoái hóa đất và hoang mạc hóa đã, đang và tiếp tục xảy ra khá nghiêm trọng ở vùng duyên hải Nam Trung bộ. Quá trình hoang mạc hóa và thoái hóa đất ở khu vực này là kết quả của xói mòn đất, đá ong hóa, hạn hán, cát bay. Vấn đề sống còn hiện nay là tính đa dạng hóa của đất không còn. 
 
Chi cục trưởng Chi cục lâm nghiệp Dương Văn Lãng dẫn chứng: Ngày xưa khu Lê (Bắc Bình) đất tốt, hoa màu phong phú đa dạng, động vật còn rừng trú ẩn, sau mấy chục năm sự thay đổi khá rõ. Chất lượng nguồn nước, đặc biệt là nước ngầm cũng suy thoái rõ rệt trong 30 năm qua. Hệ sinh thái không còn phong phú như những năm trước… Không còn cây rừng, nguồn nước không có, liệu động thực vật nào sinh sống được. Việc chăn nuôi dê, bò kiểu thả tự do cũng làm suy giảm đồng cỏ và tăng nhanh quá trình xói mòn trong vùng. 

Hậu quả thoái hóa đất làm đất rừng bị rửa trôi, khó khôi phục được rừng, thậm chí có nhiều vùng không thể khôi phục được. 

"Chặn bước” sa mạc hóa
 
Các nhà khoa học, nông nghiệp học nhấn mạnh rằng, kết quả nghiên cứu sa mạc hóa cho thấy những nỗ lực hồi sinh "đất chết” phải được tiến hành từ những đề tài chống sa mạc hóa đã thử nghiệm thành công. UNCCD đánh giá cao các đề tài nghiên cứu tại Bình Thuận, từ thu trữ nước mưa trên cát; Trồng rừng chống cát bay, tăng độ che phủ; Tăng cường phát triển hệ thống thủy lợi, đến các chương trình sản xuất nông nghiệp bền vững; Chuyển giao các biện pháp canh tác hợp lý... 

Dải rừng phòng hộ ven biển chạy dài từ Tuy Phong đến Hàm Tân giờ đã tươi xanh rộng hơn 8.000 ha, chủ yếu trồng phi lao, xoan chịu hạn, keo lá liềm… Những loại cây đang phát triển tốt trên đất cát di động và bán di động ven biển. Có vốn Trung ương và địa phương, Bình Thuận đã nỗ lực để những dải rừng này bước đầu mang lại tác dụng lớn: phòng hộ chắn gió, cải thiện môi trường khu vực, phát triển và ổn định được mùa màng, đảm bảo cuộc sống cho người dân ven biển. 

Bình Thuận có gần 200 km bờ biển. Gió mùa khô rất mạnh từ tháng 10 hàng năm đến tháng 4 năm sau. Thành công bước đầu của các dự án Xanh hóa chống sa mạc hóa mở ra những hướng chế ngự thiên nhiên sự khắc nghiệt. Những khu rừng sinh thái phục vụ du lịch, sản xuất sẽ lấn dần đất chết… Nước được xem là yếu tố sống còn trong việc đối đầu với sa mạc hóa, có nước sẽ giải quyết được nhiều việc, nên phá rừng ở vùng đất đầy nguy cơ sa mạc hóa này phải bị xem là tội ác.
 

Tác giả bài viết: -

Nguồn tin: Theo VACNE

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Kinh nghiệm chống thất thoát nước của thành phố Fukuoka (02/01/2013)
  • Công nghệ giải quyết ô nhiễm nước thải, rác thải sử dụng các chủng vi sinh vật (06/01/2013)
  • Phát triển công nghệ thông tin xanh giảm carbon và thực hiện tăng trưởng xanh (06/01/2013)
  • Oxit graphit xử lý vật liệu phóng xạ trong nước (28/01/2013)
  • Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm chì tới cơ thể sống thông qua dư lượng chì trong tóc người lao động tại các cơ sở tái chế chì thủ công (20/12/2012)
  • Xử lý làm sạch đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin bằng công nghệ phân hủy sinh học trong các hố chôn lấp tích cực (05/12/2012)
  • Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia (29/11/2012)
  • Ứng dụng công nghệ viễn thám trong quản lý lưu vực sông (03/12/2012)
  • Góp ý hướng dẫn phương pháp lượng hóa giá trị kinh tế vườn quốc gia hệ sinh thái trên cạn (04/12/2012)
  • Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường (13/11/2012)

Những tin cũ hơn

  • Biến xỉ phế thải thành gạch lát vỉa hè (02/11/2012)
  • Vịnh Nha Trang sẽ được kiểm soát ô nhiễm nhờ mô hình sinh thái 3 chiều tích hợp “ECOSMO” (03/10/2012)
  • Vùng biển Trường Sa: Phát hiện loại vi khuẩn có khả năng sản sinh tiền chất Vitamin A (03/10/2012)
  • Việt Nam chủ trương xanh hóa sản xuất và xanh hóa lối sống (01/10/2012)
  • Nông nghiệp hữu cơ không có lợi ích vượt trội (01/10/2012)
  • Điện cộng đồng – mô hình năng lượng hiệu quả và bền vững (24/09/2012)
  • Sắp sản xuất được năng lượng hạt nhân từ nước biển (21/09/2012)
  • Ô nhiễm ánh sáng – mối đe dọa âm thầm (21/09/2012)
  • Thiết bị làm sạch đất nhiễm xạ ra đời (11/09/2012)
  • Xử lý rác thải nguy hại bằng lò nung clinker (11/09/2012)
 

•HỖ TRỢ

VIỆN TRƯỞNG
Name: PGS.TS. Lê Trình
Phone: 0982619336

TP. HỒ CHÍ MINH
Name: 179 Bạch Đằng, P.2, Quận Tân Bình
Phone: 028.38489284 (Ext: 4)

HÀ NỘI
Name: B19, Lô 9, Khu đô thị mới Định Công, Quận Hoàng Mai
Phone: 0982619336

•BẢO TỒN TÊ GIÁC

ENV

•THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 13

Hôm nayHôm nay : 272

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 521

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7285044

Xem thống kê truy cập
   Power by  © Copyright 2010.  All rights reserved Contact us