• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • » Giới thiệu
    • » Chức năng
    • » Mục tiêu hoạt động
    • » Nhiệm vụ
    • » Quan hệ hợp tác
    • » Tổ chức
  • Dự án
    • » Cung cấp chuyên gia MT
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Quan trắc môi trường
    • » Quy hoạch, Đề án BVMT, QCVN
    • » Đánh giá môi trường chiến lược
    • » Đánh giá tác động môi trường
  • Văn bản luật
    • » Luật
    • » Nghị định
    • » Thông tư
    • » Quyết định
    • » Quy chuẩn
    • » Thông báo
  • Đào tạo-Hợp tác
    • » Hợp tác quốc tế
    • » Đào tạo
  • Khoa học - Công nghệ
    • » Báo cáo khoa học
    • » Khoa học - Công nghệ
    • » Nghiên cứu khoa học
    • » Hội thảo khoa học
  • Tin tức
    • » Tin VESDEC
    • » Viện trưởng
    • » Trụ sở chính
    • » Tin tuyển dụng
  • Tin môi trường
    • » Biến đổi khí hậu
    • » Bảo tồn đa dạng sinh học
    • » Nhãn sinh thái
  • Thời tiết
  • Liên hệ
 
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image
  • image

mua lan su rong

•GIỚI THIỆU

  • Giới thiệu
  • Chức năng
  • Mục tiêu hoạt động
  • Nhiệm vụ
  • Quan hệ hợp tác
  • Tổ chức
    • Ban điều hành
    • Cơ chế hoạt động
    • Cơ cấu tổ chức

•TIN TỨC

  • Tin VESDEC
  • Viện trưởng
  • Trụ sở chính
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • VP phía Bắc
    • Dự án trong nước
    • Dự án quốc tế
  • Tin tuyển dụng

•TIN MỚI NHẤT

  • Kết quả hoạt động Khoa học-Công nghệ năm 2021 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC) Kết quả hoạt động Khoa học-Công nghệ năm 2021 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC)
  • Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tài liệu cập nhật về môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Môi trường tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Tóm tắt các vấn đề môi trường tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các tài liệu mới nhất Tóm tắt các vấn đề môi trường tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các tài liệu mới nhất
  • Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tk 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050
  • Cơ sở khoa học lồng ghép đánh giá rủi ro Biến đổi khí hậu vào quá trình Đánh giá tác động môi trường Cơ sở khoa học lồng ghép đánh giá rủi ro Biến đổi khí hậu vào quá trình Đánh giá tác động môi trường

Trang chủ » Khoa học - Công nghệ » Khoa học - Công nghệ

Xử lý làm sạch đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin bằng công nghệ phân hủy sinh học trong các hố chôn lấp tích cực

Từ năm 1999, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện KH&CN VN) do PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà đứng đầu đã nghiên cứu công nghệ phân hủy sinh học (bioremediation) để khử độc chất diệt cỏ/dioxin tồn đọng do chiến tranh để lại.
Sau 12 năm, công nghệ đã thành công ở qui mô hiện trường với khối lượng đất là 3384 m3. Sự thành công này xuất phát từ nhiều đề tài, dự án ở qui mô và các cấp quản lý khác nhau liên quan đến nghiên cứu: cơ bản, công nghệ, thử nghiệm qui mô lớn dần với các phân tích sâu sắc về bản chất của tập đoàn vi sinh vật bản địa và sự thay đổi nồng độ dioxin v.v.
Công nghệ phân hủy sinh học được thực hiện tại sân bay Biên Hòa là sự kết hợp có hiệu quả với công nghệ chôn lấp và hiện được gọi là công nghệ  “Chôn lấp tích cực” để khử độc đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin. Công nghệ này dựa trên cơ sở nghiên cứu quá trình phân hủy sinh học các chất chứa clo ở điều kiện hiếu khí, kị khí không bắt buộc và kị khí nghiêm ngặt của vi sinh vật bản địa và các yếu tố môi trường cùng với các phương pháp thi công phù hợp với các chất nguy hại, đặc biệt là dioxin.
Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ sinh học cùng các Viện chuyên ngành của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phối hợp với cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ tư lệnh Hóa học (Bộ Quốc Phòng), sau 27 tháng xử lý, phân tích và đánh giá theo định kỳ ở 4 lô chứng minh được công nghệ “Chôn lấp tích cực” đã thành công. Với hàm lượng dioxin ban đầu trung bình lớn hơn 10.000 ppt sau thời gian xử lý nêu trên, lượng dioxin chỉ còn lại trung bình trên 50 ppt. Kết quả này được 3 phòng thí nghiệm (Hà Lan, CHLB Đức và PTN phân tích dioxin thuộc Bộ TN & MT) phân tích và giao trả vào tháng 1 năm 2012. Đất ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin tại sân bay Biên Hòa đã được làm sạch với lượng dioxin còn lại dưới mức cho phép đối với đất sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp được Nhà nước phê duyệt.
Thành công của nhóm nghiên cứu cũng đã được Viện KH&CN Việt Nam thông báo tháng 7/2010 liên quan tới kết quả thử nghiệm xử lý khử độc đối với đất nhiễm rất nặng chất diệt cỏ/dioxin tại sân bay Đà Nẵng, ở quy mô 2 m3 hiện trường với 11 công thức khác nhau trong dự án hợp tác với Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) thực hiện vào năm 2009 do quỹ Ford tài trợ. Với nồng độ ban đầu của dioxin trong đất ô nhiễm trung bình lên tới trên 43.000 ppt, sau 6 tháng xử lý 30% tổng độ độc đã bị loại bỏ.
Công nghệ chôn lấp tích cực được triển khai thành công mở ra con đường làm sạch an toàn đất, trầm tích nhiễm chất diệt cỏ/dioxin với chi phí thấp và phù hợp với điều kiện khoa học và công nghệ hiện nay của Việt Nam. Công nghệ này không những có khả năng xử lý làm sạch đối với đất, trầm tích nhiễm chất diệt cỏ/ dioxin, mà còn đối với các loại hình ô nhiễm các chất chứa halogen, trước mắt là ô nhiễm DDT, TNT, HCH và các chất bảo vệ thực vật khác.
PGS.TS.Đặng Cẩm Hà - Viện Công nghệ sinh học (VKHCNVN) - www.khoahocphothong.com.vn 8/2/2012

Tác giả bài viết: -

Nguồn tin: Theo VACNE

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Chống xâm mặn hiệu quả bằng biện pháp thủ công (18/03/2013)
  • Nhựa phân hủy sinh học giúp giảm ô nhiễm môi trường (26/04/2013)
  • Tìm ra vật liệu giữ khí methane (26/04/2013)
  • Chế tạo vật liệu mới giúp xử lý môi trường bị ô nhiễm (02/05/2013)
  • Nghiên cứu, đề xuất phương án cải tạo, phục hồi môi trường hợp lý sau khai thác phần lò giếng mỏ than Nam Mẫu (20/02/2013)
  • Oxit graphit xử lý vật liệu phóng xạ trong nước (28/01/2013)
  • Kinh nghiệm chống thất thoát nước của thành phố Fukuoka (02/01/2013)
  • Công nghệ giải quyết ô nhiễm nước thải, rác thải sử dụng các chủng vi sinh vật (06/01/2013)
  • Phát triển công nghệ thông tin xanh giảm carbon và thực hiện tăng trưởng xanh (06/01/2013)
  • Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm chì tới cơ thể sống thông qua dư lượng chì trong tóc người lao động tại các cơ sở tái chế chì thủ công (20/12/2012)

Những tin cũ hơn

  • Góp ý hướng dẫn phương pháp lượng hóa giá trị kinh tế vườn quốc gia hệ sinh thái trên cạn (04/12/2012)
  • Ứng dụng công nghệ viễn thám trong quản lý lưu vực sông (03/12/2012)
  • Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia (29/11/2012)
  • Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường (13/11/2012)
  • Xanh hóa chống sa mạc hóa (05/11/2012)
  • Biến xỉ phế thải thành gạch lát vỉa hè (02/11/2012)
  • Vịnh Nha Trang sẽ được kiểm soát ô nhiễm nhờ mô hình sinh thái 3 chiều tích hợp “ECOSMO” (03/10/2012)
  • Vùng biển Trường Sa: Phát hiện loại vi khuẩn có khả năng sản sinh tiền chất Vitamin A (03/10/2012)
  • Việt Nam chủ trương xanh hóa sản xuất và xanh hóa lối sống (01/10/2012)
  • Nông nghiệp hữu cơ không có lợi ích vượt trội (01/10/2012)
 

•HỖ TRỢ

VIỆN TRƯỞNG
Name: PGS.TS. Lê Trình
Phone: 0982619336

TP. HỒ CHÍ MINH
Name: 179 Bạch Đằng, P.2, Quận Tân Bình
Phone: 028.38489284 (Ext: 4)

HÀ NỘI
Name: B19, Lô 9, Khu đô thị mới Định Công, Quận Hoàng Mai
Phone: 0982619336

•BẢO TỒN TÊ GIÁC

ENV

•THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 19

Hôm nayHôm nay : 396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 5878

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7087707

Xem thống kê truy cập
   Power by  © Copyright 2010.  All rights reserved Contact us