Các nhà khoa học lo ngại gần một nửa các loài sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này - Ảnh: Dhyey Shah
Cụ thể, đến năm 2100, gần một nửa các loài trên hành tinh xanh có thể bị tuyệt chủng trừ khi các nước có hành động khẩn cấp để bảo vệ đa dạng sinh học.
"Chúng ta lấy tất cả các loài cá từ biển cả, phá hủy các rạn san hô và thải carbon dioxide vào khí quyển. Chúng ta đã gây ra một sự kiện tuyệt chủng lớn. Câu hỏi đặt ra là chúng ta làm thế nào để ngăn chặn nó", nhà sinh vật học Paul Ehrlich thuộc Đại học Stanford (California, Mỹ) nói với tờ The Guardian trước thềm hội nghị.
Trong một báo cáo trình tại hội nghị, các nhà khoa học lưu ý nạn săn trộm đã kéo giảm số lượng các loài trong quần thể động vật. Chẳng hạn loài tê giác đen, thế giới hiện chỉ còn khoảng 5.000 con trong tự nhiên. Nhóm săn trộm đã giết chúng để cưa lấy sừng bán ra cho những nơi cần mua.
Theo tuyên bố của hội nghị, mặc dù có nhiều nỗ lực đang được thực hiện để bảo vệ các loài nguy cấp như gấu trúc, hổ và tê giác, vẫn còn nhiều loài sinh vật khác đang bị xem nhẹ, khiến chúng khó tránh được nguy cơ tuyệt chủng.
Ngoài ra dân số thế giới không ngừng tăng lên cũng là một mối lo. Giáo sư Paul Erlich của ĐH Stamford - một trong những người tham gia hội nghị, từng đề nghị phải kiểm soát dân số để đảm bảo sự phát triển bền vững của Trái đất.
"Bạn hẳn sẽ không muốn gần 12 tỉ người sống thiếu bền vững trên Trái đất vào cuối thế kỷ này, mà kết quả là nền văn minh sẽ sụp đổ và chỉ có vài trăm người sống sót", ông nói.
Nguồn tin: tuoitre.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn