“An ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mê Công”
- Thứ hai - 31/03/2014 08:12
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đây là chủ đề của Hội nghị cấp cao lần thứ 2 Ủy hội sông Mê Công Quốc tế sẽ được tổ chức tại TP.HCM, từ ngày 2/4 đến ngày 5/4.
Theo thông tin tại buổi họp báo sáng ngày 27/3, ông Lê Văn Hợp – Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng và Tuyên truyền, Bộ TN&MT – Người phát ngôn của Bộ TN&MT cho biết, Hội nghị cấp cao lần thứ 2 Ủy hội sông Mê Công Quốc tế sẽ có sự tham gia của các nước là thành viên Ủy hội, bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và hai đối tác đối thoại là Trung Quốc và Myanmar. Các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế cũng tham dự hội nghị.
Hội nghị cấp cao lần thứ hai là sự kiện tiếp nối của Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mê Công quốc tế lần thứ nhất năm 2010. Theo đó, Hội nghị Cấp cao năm 2014 sẽ tiếp tục khẳng định cam kết hợp tác để quản lý tổng hợp tài nguyên nước bền vững, phục vụ phát triển, tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế trong lưu vực sông Mê Công; đồng thời mở rộng các nỗ lực trong bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của lưu vực vì mục tiêu quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên của lưu vực.
Gần đây, áp lực về tăng dân số và nhu cầu phát triển kinh tế, các hoạt động trên lưu vực sông đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là các dự án thủy điện trên dòng chính và dòng nhánh, các dự án lấy nước phục vụ tưới, các hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy sản, giao thông thủy…sẽ tạo nên những tác động không nhỏ đến môi trường, hệ sinh thái và chất lượng nước. Cùng với những ảnh hưởng này, biến đổi khí hậu toàn cầu cũng gây những biến động mạnh đến chế độ mưa – dòng chảy trong lưu vực.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị Cấp cao lần thứ hai của Ủy hội sông Mê Công quốc tế sẽ tiếp tục thể hiện ý chí và cam kết chính trị của các nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên Ủy hội, cùng hợp tác vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hướng tới phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công.
“Với cam kết mạnh mẽ này, Hội nghị sẽ hướng vào các sự kiện toàn cầu trong năm 2015, với việc xác định các cơ hội và thách thức của các Chương trình phát triển sau năm 2014 lưu vực sông Mê Công và các giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển bền vững”, ông Lê Văn Hợp nói.
Tại buổi họp báo, ông Lê Đức Trung, Chánh Văn phòng, Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công cho biết, tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai, các đại biểu sẽ thảo luận hai vấn đề chính, bao gồm: Cơ hội và thách thức của lưu vực sông Mê Công và vai trò của Ủy hội sông Mê Công quốc tế; Hợp tác vùng để thúc đẩy sử dụng và phát triển bền vững sông Mê Công trong bối cảnh gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên và biến đổi khí hậu.
Một trong các kết quả chính của Hội nghị cấp cao lần thứ hai là Tuyên bố thành phố Hồ Chí Minh. Tuyên bố sẽ tập trung vào đánh giá những thành tựu đạt được kể từ Hội nghị Cấp cao lần thứ nhất Ủy hội sông Mê Công quốc tế; phân tích các cơ hội và thách thức của khu vực; khẳng định các lĩnh vực hành động ưu tiên và cam kết thực hiện các hành động cũng như đưa ra các định hướng chiến lược cho giai đoạn tiếp theo của Ủy hội. Tuyên bố này sẽ là một thông điệp chính trị mạnh mẽ từ 4 nước thành viên về hợp tác và cam kết phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công.
Hội nghị cấp cao lần thứ hai là sự kiện tiếp nối của Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mê Công quốc tế lần thứ nhất năm 2010. Theo đó, Hội nghị Cấp cao năm 2014 sẽ tiếp tục khẳng định cam kết hợp tác để quản lý tổng hợp tài nguyên nước bền vững, phục vụ phát triển, tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế trong lưu vực sông Mê Công; đồng thời mở rộng các nỗ lực trong bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của lưu vực vì mục tiêu quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên của lưu vực.
Gần đây, áp lực về tăng dân số và nhu cầu phát triển kinh tế, các hoạt động trên lưu vực sông đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là các dự án thủy điện trên dòng chính và dòng nhánh, các dự án lấy nước phục vụ tưới, các hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy sản, giao thông thủy…sẽ tạo nên những tác động không nhỏ đến môi trường, hệ sinh thái và chất lượng nước. Cùng với những ảnh hưởng này, biến đổi khí hậu toàn cầu cũng gây những biến động mạnh đến chế độ mưa – dòng chảy trong lưu vực.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị Cấp cao lần thứ hai của Ủy hội sông Mê Công quốc tế sẽ tiếp tục thể hiện ý chí và cam kết chính trị của các nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên Ủy hội, cùng hợp tác vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hướng tới phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công.
“Với cam kết mạnh mẽ này, Hội nghị sẽ hướng vào các sự kiện toàn cầu trong năm 2015, với việc xác định các cơ hội và thách thức của các Chương trình phát triển sau năm 2014 lưu vực sông Mê Công và các giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển bền vững”, ông Lê Văn Hợp nói.
Tại buổi họp báo, ông Lê Đức Trung, Chánh Văn phòng, Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công cho biết, tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai, các đại biểu sẽ thảo luận hai vấn đề chính, bao gồm: Cơ hội và thách thức của lưu vực sông Mê Công và vai trò của Ủy hội sông Mê Công quốc tế; Hợp tác vùng để thúc đẩy sử dụng và phát triển bền vững sông Mê Công trong bối cảnh gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên và biến đổi khí hậu.
Một trong các kết quả chính của Hội nghị cấp cao lần thứ hai là Tuyên bố thành phố Hồ Chí Minh. Tuyên bố sẽ tập trung vào đánh giá những thành tựu đạt được kể từ Hội nghị Cấp cao lần thứ nhất Ủy hội sông Mê Công quốc tế; phân tích các cơ hội và thách thức của khu vực; khẳng định các lĩnh vực hành động ưu tiên và cam kết thực hiện các hành động cũng như đưa ra các định hướng chiến lược cho giai đoạn tiếp theo của Ủy hội. Tuyên bố này sẽ là một thông điệp chính trị mạnh mẽ từ 4 nước thành viên về hợp tác và cam kết phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công.
Cách đây 4 năm, Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mê Công quốc tế được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 5/4/2010 tại Hủa Hỉn, Thái Lan. Hội nghị đã thông qua tuyên bố Hủa Hỉn, đánh dấu thành công của Ủy hội trong 15 năm hợp tác Mê Công. Thực hiện Tuyên bố Hủa Hỉn, các nước đã xây dựng và bắt đầu triển khai các kế hoạch hành động vùng và quốc gia thực hiện Chiến lược phát triển lưu vực dựa trên quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Các quốc gia cũng thực hiện các thủ tục trao đổi, chia sẻ thông tin dữ liệu; thủ tục thông báo, tham vấn trước và thảo luận; thủ tục duy trì dòng chảy trên dòng chính và thủ tục về chất lượng nước… |