Triển khai Mô hình Quản lý chất thải chứa hóa chất bảo vệ thực vật ở Vĩnh Long
Ngày 04/04 VESDEC phối hợp cùng Chi cục BVMT và Chi cục TT&BVTV Vĩnh Long đã triển khai thí điểm mô hình thực tế trên đồng ruộng tại xã Hiếu Nhơn - Vũng Liêm sau khi dự án hoàn thành nghiên cứu lập các mô hình quản lý tại 4 xã điển hình về chuyên canh lúa, chuyên canh rau và chuyên canh cây ăn trái.
Mở đầu:
Hóa chất (thuốc) bảo vệ thực vật (BVTV) không thể thiếu trong canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua lượng hóa chất BVTV được sử dụng ở nước ta tăng nhanh, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hầu hết hóa chất BVTV tại Việt Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu như trước năm 1985 khối lượng hóa chất BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn thì trong 3 năm gần đây, hàng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 - 100.000 tấn, tăng gấp hơn 10 lần. Trên 90% hóa chất BVTV được nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo các chuyên gia quốc tế, có tới 80% thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam đang được sử dụng không đúng cách và lãng phí. Đặc biệt, sau khi sử dụng bà con nông dân ở phần lớn các tỉnh thành cả nước sau khi phun xịt thường bỏ lại các bao bì chứa hóa chất trên đồng ruộng, sông kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường, tác hại tài nguyên sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Khối lượng bao bì có thể đến 5-10% khối lượng bao thuốc, do vậy mỗi năm môi trường nước ta có thể tiếp nhận 5.000 – 10.000 tấn bao bì chứa hóa chất BVTV. Nhằm quản lý an toàn loại chất thải nguy hại này nhiều tỉnh, TP, bộ ngành, viện đã triển khai các dự án nghiên cứu. Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC) vinh dự được UBND/Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên (miền Bắc, 2014-2015) và Vĩnh Long (miền Nam, 2016-2017) giao chủ trì 2 dự án nghiên cứu “Mô hình quản lý chất thải chứa hóa chất BVTV” bao gồm khảo sát tình hình sử dụng, tác động môi trường và lập các mô hình từ thu gom, tạm trữ, vận chuyển, công nghệ xử lý và đào tạo phục vụ phát triển nông nghiệp gắn với BVMT. Nếu dự án ở Thái Nguyên cũng do VESDEC thực hiện tư vấn chỉ mới dừng lại trên báo cáo giấy thì dự án tương tự cho Vĩnh Long đã đến hiệu quả cuối cùng. Dưới đây là 1 số hình ảnh về triển khai mô hình thực tế trên đồng ruộng ở Vĩnh Long vào ngày 04/04/2017 sau khi dự án hoàn thành nghiên cứu lập các mô hình quản lý tại 4 xã điển hình về chuyên canh lúa, chuyên canh rau và chuyên canh cây ăn trái.
Niềm vui và bài học Dự án tuy nhỏ về kinh phí nhưng lần đầu hoàn thành từ nghiên cứu đến áp dụng thực tế trên đồng ruộng ở các xã thí điểm chứ không phải chỉ để báo cáo. Quan trọng hơn: có sự kết hợp chặt chẽ, tự nguyện giữa 5 nhà / 8 đơn vị: Quản lý nhà nước (Sở TN&MT + Sở NN&PTNT + UBND các xã) + Khoa học (VESDEC) + Nông dân (các xã) + Doanh nghiệp (Công ty Lộc Trời + Holcim) + Truyền thông (Đài TH Vĩnh Long); chưa kể “Nhà băng” cấp kinh phí. Thiếu 1 trong 6 “nhà”, 9 đơn vị sẽ thất bại. Công lớn thuộc về Chi cục BVTMT và Chi cục TT&BVTV Vĩnh Long! Kế hoạch cuối tháng 04/2017 dự án sẽ thực hiện bước cuối cùng: tập huấn cho bà con nông dân và các tổ chức địa phương về: phân loại và độc tính hóa chất BVTV; canh tác hữu cơ (organic farming – không/ít dùng hóa chất); phương pháp thu gom, vận chuyển, xử lý an toàn chất thải chứa hóa chất BVTV
1. Đội nghiên cứu và cán bộ Chi cục BVMT tại xã Hiếu Nhơn, huyện Vũng Liêm (mô hình chuyên canh lúa). 2. Mô hình thu gom chất thải tại đồng ruộng: các thùng bêtông chứa bao bì (khoảng 5-10 ha/thùng) + các bao chuyên dụng chứa bao bì hóa chất BVTV và các dụng cụ thu gom an toàn.
3. Trong mô hình này: nông dân là chủ thể quyết định nhất: nông dân và các tổ chức chính trị xã hội ở các xã thí điểm ở Vĩnh Long rất nhiệt tình, tự nguyện tham gia dù chỉ được Sở NN&PTNT bồi dưỡng không nhiều. 4. Chủ nhiệm dự án cũng học nông dân thu gom vỏ bao bì đưa về điểm tập kết.
5. Bao chuyên dụng chứa rác thải hóa chất BVMT và các dụng cụ thu gom an toàn (do Công ty Lộc Trời, An Giang hỗ trợ miễn phí). 6. Đội thanh niên tình nguyện dùng xe máy chuyển các bao chứa vỏ thuốc về Trạm trung chuyển (có vẻ còn sai quy định quản lý hóa chất nguy hại nhưng bà con chưa có phương tiện chuyên dụng).
7. Bà con được Đài truyền hình Vĩnh Long phỏng vấn tại ruộng, rất phấn khởi, tự hào! 8. “Trạm trung chuyển”: chưa đúng quy cách (do chưa đủ kinh phí xây dựng bền chắc) nhưng chỉ tạm lưu các bao chứa chất thải trong 2 giờ. Sau đó được Công ty Lộc Trời có xe chuyên dụng vận chuyển đến nhà máy ximăng Holcim (Kiên Giang) để xử lý triệt để (thiêu ở nhiệt độ trên 10000 C, đúng bài bản). Hiện nay Holcim là đơn vị xử lý CTNH bằng thiêu đốt tốt nhất nước ta.