Kết quả hoạt động Khoa học-Công nghệ năm 2021 của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC)
- Thứ sáu - 31/12/2021 19:08
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Năm 2021 cũng như nhiều đơn vị trong cả nước VESDEC gặp khó khăn cực lớn do đại dịch Covid. Để đảm bảo sức khỏe cho quý thầy, quý chuyên gia và cán bộ, nhân viên nên VESDEC phải từ chối nhiều đề tài, dự án có nội dung khảo sát thực địa hoặc tham vấn cộng đồng, do đó chỉ nhận thực hiện một số dự án có tính mới và quan trọng dưới đây.
1. Nghiên cứu, xác định sơ bộ vị trí các cảng nước sâu cho khí hóa lỏng
Thực hiện hợp tác với EEA (Mỹ) trong Dự án “Nghiên cứu khả thi năng lượng LNG ở miền Nam Việt Nam” (USTDA Southern Vietnam LNG-Power Feasibility Study) các chuyên gia môi trường VESDEC đã tiến hành đánh giá sơ lược về điều kiện kinh tế xã hội và môi trường tự nhiên tại 3 địa điểm nhằm chọn đia điểm thích hợp nhất để xây dựng cảng nước sâu phục vụ vận chuyển khí hóa lỏng (LNG) cho các dự án điện khí ở Việt Nam. Ba địa điểm được đánh giá là: Tân Phước (tỉnh Tiền Giang), vịnh Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) và vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa). Nội dung các hoạt động là:
a. Thu thập, xử lý các tài liệu, thông tin về môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội của các xã từ nhiều bài nghiên cứu trên các tạp chí, báo chí và trang thông tin điện tử;
b. Khảo sát thực địa về điều kiện môi trường và xã hội tại 3 địa điểm trong tháng 11 và 12 năm 2020.
c. Đánh giá mức độ phù hợp của các địa điểm xây dựng và khai thác cảng dựa trên hệ thống xếp hạng theo các nhóm tiêu chí về điều kiện tự nhiên (địa hình trên đất liền, địa hình đáy biển, thủy văn, khí hậu, tác động do BĐKH); tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học; công trình lịch sử, tôn giáo; dân cư, kinh tế, nghèo khó; khoảng cách đến nơi tiêu thụ.
d. Biên soạn báo cáo đánh giá sơ bộ về môi trường và xã hội các vị trí (01/2021).
Thực hiện hợp tác với EEA (Mỹ) trong Dự án “Nghiên cứu khả thi năng lượng LNG ở miền Nam Việt Nam” (USTDA Southern Vietnam LNG-Power Feasibility Study) các chuyên gia môi trường VESDEC đã tiến hành đánh giá sơ lược về điều kiện kinh tế xã hội và môi trường tự nhiên tại 3 địa điểm nhằm chọn đia điểm thích hợp nhất để xây dựng cảng nước sâu phục vụ vận chuyển khí hóa lỏng (LNG) cho các dự án điện khí ở Việt Nam. Ba địa điểm được đánh giá là: Tân Phước (tỉnh Tiền Giang), vịnh Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) và vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa). Nội dung các hoạt động là:
a. Thu thập, xử lý các tài liệu, thông tin về môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội của các xã từ nhiều bài nghiên cứu trên các tạp chí, báo chí và trang thông tin điện tử;
b. Khảo sát thực địa về điều kiện môi trường và xã hội tại 3 địa điểm trong tháng 11 và 12 năm 2020.
c. Đánh giá mức độ phù hợp của các địa điểm xây dựng và khai thác cảng dựa trên hệ thống xếp hạng theo các nhóm tiêu chí về điều kiện tự nhiên (địa hình trên đất liền, địa hình đáy biển, thủy văn, khí hậu, tác động do BĐKH); tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học; công trình lịch sử, tôn giáo; dân cư, kinh tế, nghèo khó; khoảng cách đến nơi tiêu thụ.
d. Biên soạn báo cáo đánh giá sơ bộ về môi trường và xã hội các vị trí (01/2021).
Kết quả đánh giá, so sánh đã cho kết luận sơ bộ:
a. Xét về điều kiện tự nhiên và xã hội tại 3 vị trí cho dự án cảng LNG, có thể kết luận rằng tất cả đều có ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm đối với việc xây dựng, khai thác cảng và cơ sở vật chất kỹ thuật của cảng.
- Về điều kiện tự nhiên: Mỹ Giang (vịnh Vân Phong) là địa điểm thích hợp nhất với 28 điểm, vị trí Dung Quất là 23 điểm và Tân Phước là 20 điểm.
- Về cơ sở hạ tầng: Tân Phước là tốt nhất với 24 điểm, Mỹ Giang và Dung Quất xếp sau với 19 và 18 điểm.
- Về điều kiện xã hội: Tân Phước cũng đứng nhất (18 điểm), các vị trí Mỹ Giang và Dung Quất xếp sau với 17 và 15 điểm.
b. Đánh giá trên chỉ là sơ bộ và sự khác biệt về điểm số ở hai trong ba hạng mục là không lớn. So sánh các địa điểm thay thế trong Giai đoạn 1 này sẽ là cơ sở cho phần phân tích các địa điểm thay thế trong quá trình nghiên cứu Đánh giá môi trường và xã hội chi tiết ở Giai đoạn 2.
2. Tiếp tục thực hiện nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) cho Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Dưới sự chủ trì Viện trưởng - Tổ trưởng Tổ Tư vấn quốc tế về ĐMC của GIZ (Đức) các chuyên gia môi trường và xã hội đã phối hợp với các chuyên gia quốc tế tiếp tục nghiên cứu ĐMC đã bắt đầu từ tháng 3/2020 cho Quy hoạch lớn này. Báo cáo đã được được hoàn thành vào tháng 01/2021, nộp Bộ KH&ĐT và đã bảo vệ tại Hội đồng Thẩm định của Bộ TN&MT. Sau đó đã chỉnh sửa, bổ sung và đã được Bộ trưởng Bộ TN&MT trình Thủ tướng Chính phủ (CV số 2084/BTNMT-TCMT ngày 05/5/2021). Tháng 12/2021 Báo cáo ĐMC được chỉnh lần cuối để khớp số liệu mới của Báo cáo Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 11/2021.
a. Xét về điều kiện tự nhiên và xã hội tại 3 vị trí cho dự án cảng LNG, có thể kết luận rằng tất cả đều có ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm đối với việc xây dựng, khai thác cảng và cơ sở vật chất kỹ thuật của cảng.
- Về điều kiện tự nhiên: Mỹ Giang (vịnh Vân Phong) là địa điểm thích hợp nhất với 28 điểm, vị trí Dung Quất là 23 điểm và Tân Phước là 20 điểm.
- Về cơ sở hạ tầng: Tân Phước là tốt nhất với 24 điểm, Mỹ Giang và Dung Quất xếp sau với 19 và 18 điểm.
- Về điều kiện xã hội: Tân Phước cũng đứng nhất (18 điểm), các vị trí Mỹ Giang và Dung Quất xếp sau với 17 và 15 điểm.
b. Đánh giá trên chỉ là sơ bộ và sự khác biệt về điểm số ở hai trong ba hạng mục là không lớn. So sánh các địa điểm thay thế trong Giai đoạn 1 này sẽ là cơ sở cho phần phân tích các địa điểm thay thế trong quá trình nghiên cứu Đánh giá môi trường và xã hội chi tiết ở Giai đoạn 2.
2. Tiếp tục thực hiện nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) cho Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Dưới sự chủ trì Viện trưởng - Tổ trưởng Tổ Tư vấn quốc tế về ĐMC của GIZ (Đức) các chuyên gia môi trường và xã hội đã phối hợp với các chuyên gia quốc tế tiếp tục nghiên cứu ĐMC đã bắt đầu từ tháng 3/2020 cho Quy hoạch lớn này. Báo cáo đã được được hoàn thành vào tháng 01/2021, nộp Bộ KH&ĐT và đã bảo vệ tại Hội đồng Thẩm định của Bộ TN&MT. Sau đó đã chỉnh sửa, bổ sung và đã được Bộ trưởng Bộ TN&MT trình Thủ tướng Chính phủ (CV số 2084/BTNMT-TCMT ngày 05/5/2021). Tháng 12/2021 Báo cáo ĐMC được chỉnh lần cuối để khớp số liệu mới của Báo cáo Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 11/2021.
Bên trái: Một số dự án giao thông được quy hoạch có thể năng xâm phạm các vùng sinh thái nhạy cảm; Bên phải: Dự báo tác động tích hợp (Cumulative Impact) nếu không thay đổi Quy hoạch các trung tâm điện lực theo QHĐVII – Điều chỉnh (trường hợp xấu nhất: phát tán ô nhiễm bụi, SO2 đến vùng Đông Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh).
3. Nghiên cứu, đề xuất các phương hướng bảo vệ môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong Gói thầu số 07: Tư vấn lập Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Các chuyên gia môi trường của VESDEC đã thực hiện các nhiệm vụ sau theo HĐ với Viện Chiến lược và Chính sách TN&MT (Bộ TN&MT): Thu thập, xử lý các tài liệu về chất lượng môi trường, tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học, KT-XH của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tiến hành khảo sát các điểm nóng về ô nhiễm môi trường và các vùng sinh thái nhạy cảm trên địa bàn toàn tỉnh. Từ kết quả nghiên cứu đã biên soạn các báo cáo chuyên đề sau:
1. Lập các phương án về phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác đã được định hướng trong quy hoạch BVMT quốc gia.
Các phương án phân vùng môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo Luật BVMT 2020 do VESDEC đề xuất.
2. Đề xuất các mục tiêu, chỉ tiêu bảo tồn ĐDSH của tỉnh; mục tiêu, tổ chức và biện pháp quản lý đối với các khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên.
Bên trái: Khảo sát Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu (11/2021); Bên phải: VQG Côn Đảo: chiếm phần lớn diện tích các đảo và 14.000ha mặt biển. Đây là các vùng cần bảo vệ nghiêm ngặt.
3. Lập phương án về điểm, thông số, tần suất quan trắc chất lượng môi trường đất, nước, không khí quốc gia, liên tỉnh và tỉnh đã được định hướng trong quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia.
4. Đề xuất hệ thống quản lý tài nguyên, môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cơ chế phổi hợp giữa các cơ quan, ban ngành, địa phương trong quản lý tài nguyên, môi trường.
5. Tổng hợp báo cáo của các chuyên gia môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và quan trắc môi trường và đề xuất các phương hướng, giải pháp BVMT, bảo tồn thiên nhiên, ĐDSH và các dự án cho thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
4. Đề xuất hệ thống quản lý tài nguyên, môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cơ chế phổi hợp giữa các cơ quan, ban ngành, địa phương trong quản lý tài nguyên, môi trường.
5. Tổng hợp báo cáo của các chuyên gia môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và quan trắc môi trường và đề xuất các phương hướng, giải pháp BVMT, bảo tồn thiên nhiên, ĐDSH và các dự án cho thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bên trái: Nghề nuôi thủy sản tập trung tại đảo Long Sơn có thể bị ảnh hưởng do Khu Liên hợp Hóa dầu miền Nam; Bên phải: Hoạt động các KCN, cảng nước sâu ở ven sông Thị Vải – Cái Mép: đang và sẽ tác động xấu đến các HST rừng ngập mặn cửa sông – ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu do xâm phạm vào đất rừng và phát thải.
4. Chuẩn bị tiếp tục triển khai Giám sát môi trường độc lập cho Dự án ADB - JICA “Xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành”
Nhiệm vụ giám sát môi trường độc lập cho dự án này do VESDEC thực hiện từ năm 2015 đến 2019 đã kết thúc trong năm 2019. Tuy nhiên, theo đề nghị của Tổng Công ty Đường Cao tốc Việt Nam (VEC) và với tinh thần hợp tác VESDEC đồng ý tiếp tục gia hạn hợp đồng thực hiện Nhiệm vụ cho Giai đoạn 2020 đến 2023 (dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào tháng 12/2023, sau quá nhiều năm kéo dài).
Đến nay các công tác thương thảo hợp đồng bổ sung đã hoàn thành, các bên liên quan đã chấp thuận. Tuy nhiên do đại dịch Covid nên công tác giám sát môi trường cho Dự án này có thể sẽ bắt đầu từ sau tháng 02/2022.
5. Tham gia liên danh với VESDI đấu thầu thành công Dự án lập Báo cáo ĐMC cho Quy hoạch không gian biển quốc gia
Với kiến thức, kinh nghiệm và uy tín thực hiện ĐMC cho trên 10 Quy hoạch phát triển cấp vùng, tỉnh, khu kinh tế trong cả nước (Vành đai KT ven biển Vịnh Bắc Bộ, Vùng KT Trọng điểm miền Trung, Vùng Duyên Hải Bắc Trung Bộ - Nam Trung Bộ, Khu KT Vân Đồn, các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, các Khu KT Cửa khẩu Quảng Ninh) VESDEC đã liên danh với Viện Môi trường và Phát triển bền vững (VESDI) đấu thầu thành công Dự án lập Báo cáo ĐMC cho Quy hoạch không gian biển quốc gia (tháng 8/2021). Đây là ĐMC rất lớn, phải được Quốc hội phê duyệt. Dự án sẽ được thực hiện trong 16 tháng (từ tháng 9/2021 đến 12/2022). VESDI đại diện Liên danh ký hợp đồng, chịu trách nhiệm quản lý dự án, tổ chức thực hiện và báo cáo với các cơ quan chức năng.
Nguồn tin: VP VESDEC, 27/12/2021