Tình hình sức khỏe người lao động tại một số cơ sở khai thác mỏ
Vấn đề an toàn và sức khỏe trong ngành khai thác mỏ đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức đó là các nguy cơ gây tai nạn, các rủi ro, hiểm họa tiềm tàng luôn tồn tại, nhiều nơi người lao động không đươc hưởng các dịch vụ y tế hoặc có nhưng rất ít. Nghiên cứu tiến bành nhằm đánh giá tình hình sức khỏe người lao động trong một số cơ sở khai thác mỏ từ năm 2009-2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số bệnh chiếm tỷ lệ cao như bệnh về mắt, viêm xoang, mũi họng, thanh quản, da, viêm phế quản, dạ dày tá tràng, cơ xương khớp. Một số bệnh nguy hiểm và có xu hướng tăng như tim mạch, thận tiết niệu, cơ, xương khớp. Nghiên cứu khuyến nghị một số giải pháp nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động như kiểm tra thường xuyên môi trường làm việc, khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định.
1. Đặt vấn đề
Ngành khai thác mỏ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, thương mại khoáng sản chiếm một phần lớn tỷ trọng thương mại của tất cả các ngành. Theo thống kê có 5.000 điểm mỏ và 60 loại khoáng sản, từ năm 2000 - 2008 tốc độ tăng trưởng ngành khai khoáng trung bình 15,2%/năm. Số lượng lao động làm việc trong ngành khai khoáng đứng thứ 11/18 so với ngành, lĩnh vực khác. Song có rất nhiều thách thức phải đối mặt về vấn đề an toàn và sức khỏe trong khai thác mỏ. Nguyên nhân là do các tổn thương, rủi ro, các hiểm họa tiềm tàng dưới lòng đất vẫn tồn tại. Các mỏ sập đã lấy đi sinh mạng và làm bị thương rất nhiều người. Bụi hô hấp ở các mỏ than là nguyên nhân dẫn đến bệnh bụi phổi than và tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe... do vậy vấn đề tai nạn lao động và sức khỏe người lao động trong ngành mỏ đang rất được quan tâm.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá sức khỏe bệnh tật ở người lao động trong ngành khai thác mỏ.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Người lao động làm việc tại các mỏ thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng Sản Việt Nam, các mỏ tại tỉnh Lào Cai, Khánh Hòa, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu các số liệu sức khỏe và bệnh tật, tai nạn lao động từ năm 2009 - 2011 thông qua việc ghi chép theo dõi của các bộ phận chuyên ngành: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/Trung tâm sức khỏe lao động và môi trường tỉnh, ngành.
3. Kết quả và bàn luận
Năm 2009, tỷ lệ người lao động bị bệnh mắt chiếm tỷ lệ cao nhất 15,5%, sau đó là bệnh viêm xoang, mũi họng, thanh quản chiếm 13,7%, bệnh da chiếm 10,1%. Năm 2010 bệnh viêm xoang, mũi họng, thanh quản chiếm tỷ lệ cao nhất 12%, sau đó là bệnh mắt 11,8%, bệnh dạ dày, tá tràng là 10,5%, bệnh da là 10,1%. Năm 2011, bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh tim mạch 13,3%, tiếp theo là bệnh da chiếm 11,1%, bệnh viêm xoang, mũi họng, thanh quản là 9,6%.
Nguyễn Liễu, Phạm Văn Tố đánh giá môi trường lao động và tình hình bệnh phổi - phê quản của công nhân khai thác than tại Công ty Đông Bắc, Quảng Ninh cho thấy, bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh phổi - phế quản 40,8%, bệnh da liễu 34,4%, suy nhược thần kinh 30%, bệnh dạ dày-tá tràng 28,4%, bệnh tai mũi họng 27,7% [2].
Nguyễn Quý Thái, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nông Thanh Sơn nghiên cứu yếu tố nguy cơ đối với bệnh nấm da ở công nhân khai thác than tại Thái Nguyên cho thấy, thực hành vệ sinh cá nhân chưa tốt, điều kiện lao động chưa đạt yêu cầu là yếu tố nguy cơ chính tác động lên tình trạng bệnh nấm da ở công nhân khai thác than [3].
Thống kê các loại bệnh thường gặp trong ngành khai thác mỏ từ năm 2009 - 2011 như sau: bệnh viêm xoang, mũi họng, thanh quản chiếm tỷ lệ từ 9,6-13,7%; bệnh viêm phế quản từ 7,2 - 9%; bệnh mắt từ 7,2 - 15,5%; bệnh dạ dày, tá tràng từ 8,4 - 10,5%; bệnh da từ 10,1 - 11,1%; bệnh cơ, xương khớp từ 7 - 9,1%. (Biểu đồ 1).
Vũ Thị Thu Hằng bước đấu nghiên cứu về sức khỏe bệnh tật và tai nạn lao động của công nhân xí nghiệp luyện kim màu II Thai Nguyên (2000 - 2002) cho thấy, bệnh tai mũi họng, răng hàn mặt, bệnh da, bệnh hô hấp, bệnh tin mạch, bệnh mắt chiếm tỷ lệ cao [5].
Theo phân loại sức khỏe trong 3 năm (2009 - 2011), sức khỏe công nhân loại II chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2009 là 55,3%, năm 2010 là 54,4% năm 2011 là 56,8%; tiếp theo là sức khỏe loại III là 26%, 27,9% và 27,6% sức khỏe loại I từ 10,9 - 15,3%; sức khỏe loại IV là 3,3 - 4,5%; sức khe loại V là 0,2 - 0,3%. (Biểu đồ 2).
Vũ Thị Giang thống kê tình hình môi trường lao động, sức khỏe bệnh nghề nghiệp tại các khu công nghiệp trong tỉnh Đồng Nai từ năm 1998 - 2002 cho thấy, sức khỏe loại I từ 12,7 - 26,95%, loại II từ 37,3% - 62,61%, loại 3 từ 16,18 - 33,85%, loại IV và V từ 0,17 - 6,77% [4]. Tỷ lệ người lao động có sức khỏe loại I-IV trong nghiên cứu đều nằm trong khoảng dao động của nghiên cứu này.
Theo thống kê của Viện KHKT Bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp, kết quả khám sức khỏe định kỳ từ năm 2002 đến 2004 như sau: loại I từ 17,0% -18,7%, loại II từ 41,2 - 45,7%, loại III từ 26,3 - 29,3%, loại IV từ 7,3 -10,1% loại V từ 1,9 - 2,5% [1]. Tỷ lệ người lao động có sức khỏe loại II trong thống kê này thấp hơn nghiên cứu, tỷ lệ người lao động có sức khỏe loại IV – V cao hơn so với nghiên cứu.
Tỷ lệ số vụ TNLĐ có người chết và tỷ lệ số người bị chết năm 2010, cao hơn năm 2009 và 2011. Tỷ lệ số vụ TNLĐ có người chết/tổng số vụ TNLĐ năm 2009 - 2011 là 8,2%, 12,2% và 6,5%, tỷ lệ số người chết/tổng số người bị nạn là 24,1%, 30,4% và 20,8%, tỷ lệ số người bị thương nặng/tổng số người bị nạn là 73,5%, 57,6% và 68,4%. (Biểu đồ 3).
4. Kết luận
- Một số bệnh thường gặp trong ngành khai thác mỏ như bệnh mắt năm 2009 - 2011 là 15,5%, 11,8% và 7,2%; viêm xoang, mũi họng, thanh quản là 13,7%, 12,0% và 9,6%; bệnh da là 10,1%, 10,1% và 11,1%; viêm phế quản là 9,0%, 7,3% và 7,2%.
- Sức khỏe người lao động loại II chiếm tỷ lệ cao nhất năm 2009 - 2011 là 55,3%, 54,4% và 56,8, sau đó là loại III, loại I, loại IV và loại V.
Để phát hiện sớm các bệnh ở người lao động và có giải pháp dự phòng thích hợp cần kiểm tra thường xuyên môi trường làm việc, khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Vân Trình (2006), "Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động Việt Nam trong quá trình hội nhập – triển vọng và thách thức", Hội thảo quốc gia khoa học công nghệ an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập ở Việt Nam, trang 7-15, Viện nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động, Hà Nội tháng 8/2006.
2. Nguyễn Liễu, Phạm Vãn Tổ (2004), "Đánh giá môi trường lao động và tình hình bệnh phổi – phế quản của công nhân khai thác than tại công ty Đông Bắc, Quảng Ninh", Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ I, 12 - 14/11/2003, Nhà xuất bản Y bọc 2004, trang 483 - 488.
3. Nguyễn Quý Thái, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nông Thanh Sơn (2004), "Nghiên cứu yếu tố nguy cơ đối với bệnh nấm da ở công nhân khai thác than tại Thái Nguyên", Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ I, 12 -14/11/2003, Nhà xuất bản Y học 2004, trang 568 - 575.
4.Vũ Thị Giang (2004), "Tình hình môi trường lao động, sức khỏe và bệnh nghề nghiệp tại các khu công nghiệp trong tỉnh Đồng Nai từ năm 1998-2002 ", Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thử I, 12-14/11/2003, Nhà xuất bản Y học 2004, trang 92-98.
5.Vũ Thị Thu Hằng (2004), "Bước đầu nghiên cứu về sức khỏe bệnh tật và tai nạn lao động của công nhân xí nghiệp luyện kim màu II Thái Nguyên (2000-2002)", Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thử I, 12-14/11/2003, Nhà xuất bản Y học 2004, trang 405-410.