Một chuyên gia đo nồng độ chất phóng xạ trên một ruộng gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản vào ngày 11/4/2011. Ảnh: greenpeace.org.
Theo mạng tin Yamagata Shimbun, công ty công nghiệp xây dựng Maeda đã phát triển thành công thiết bị phân tách chất phóng xạ Cesium khỏi đất nhiễm xạ do sự cố hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima I của công ty điện lực Tokyo (TEPCO), hậu quả nghiêm trọng của thảm họa kép hồi tháng 3/2011.
Công suất thiết kế của thiết bị khử đất nhiễm xạ có khả năng xử lý 5 tấn đất/ngày và phân tách 95% đồng vị Cs khỏi đất. Công ty Maeda cho biết, họ sẽ sản xuất hàng loạt thiết bị khử đất và thương mại hóa sản phẩm này trong thời gian tới.
Nguyên lý hoạt động của thiết bị là trộn đất nhiễm xạ với nước và sử dụng chất sắt ferrocyanide để hấp thu ceasium hoà tan trong hỗn hợp đất và nước này, giúp phân lập triệt để Cs này ra khỏi đất nhiễm xạ.
Ngoài đất nhiễm xạ, thiết bị này còn có thể xử lý Cs trong bùn, tro và thực vật.
Maeda đã thí nghiệm kiểm chứng thành công xử lý chất Cs phi phóng xạ trong đất hồi tháng 7 tại tỉnh Saitama.
Sau sự cố điện hạt nhân Fukushima 1, thổ nhưỡng khu vực xung quanh nhà máy bị nhiễm hàm lượng chất phóng xạ Ceasium cao. Đây là vấn đề nhức nhối đối với chính phủ và chính quyền địa phương. Khả năng tái thiết những khu vực nhiễm xạ và đưa người dân trở lại những khu vực ấy phụ thuộc vào hàm lượng phóng xạ trong đất.
Hiện nay người tiêu dùng luôn tỏ ra lo ngại khi mua sản phẩm nông nghiệp có xuất xứ từ tỉnh Fukushima, bất chấp nỗ lực chính phủ và người dân trong tỉnh. Sự ra đời của thiết bị khử đất nhiễm xạ có thể là một hướng để giải quyết bài toán hóc búa này.
Tác giả bài viết: -
Nguồn tin: Theo Vietnam+
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn