Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện vật liệu có thể “giữ” và cô đặc khí methane, khí thải nhà kính có độ tập trung cao thứ hai trong khí quyển.
Không như carbon dioxide (CO2) có thể bị giữ lại trong một loạt các dung môi và chất rắn xốp, methane (CH4) hoàn toàn không phân cực và tương tác rất yếu với hầu hết các vật liệu.
Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore và ĐH California, Berkeley mới đây đã thực hiện nghiên cứu mô phỏng máy tính cách “giữ” methane bằng cách dùng hai vật liệu khác nhau: các dung môi lỏng và nanoporous zeolite - vật liệu xốp thường được dùng trong các chất hút bám thương mại.
Kết quả cho thấy các dung môi lỏng không có tác dụng giữ methane, nhưng một số zeolite đã hấp thụ methane, mở ra hi vọng về một công nghệ mới đầy hứa hẹn.
Một trong số zeolite đó là SBN, có thể giữ một lượng methane vừa phải để biến nó thành methane có độ tinh khiết cao, từ đó có thể dùng để sản xuất điện năng suất cao.
Hai zeolit khác, có tên ZON và FER, thì có thể tập trung các luồng khí methane loãng sang dạng cô đặc vừa phải, có thể dùng để xử lý hệ thống thông gió trong các than.
Nghiên cứu này sẽ được công bố chi tiết trên tạp chí Nature Communications số ra tuần tới.